Thứ Tư, 14 tháng 10, 2020

Các tư thế yoga cơ bản cho người mới tập

   Để việc tập luyện đạt hiệu quả cao, người mới tập yoga nên thực hiện theo những lời khuyên dưới đây và tập theo các bài tập phù hợp.

Lời khuyên cho người mới tập yoga

Tập yoga tốt nhất vào sáng sớm hoặc tối muộn. Sáng sớm là lúc cơ thể người tập tỉnh táo để dự trữ năng lượng cho một ngày làm việc. Tối muộn là thời gian cơ thể cần được nghỉ ngơi. Đây là những thời điểm lý tưởng để tập yoga nhẹ nhàng thư giãn, giúp lưu thông khí huyết. Bạn nên tập luyện ở những nơi thoáng mát, dễ chịu, lúc đó cơ thể sẽ giải phóng và loại bỏ căng thẳng.

Người bắt đầu tập cần tìm cho mình người hướng dẫn có kinh nghiệm để được chỉ dẫn từ những động tác cơ bản đến nâng cao đúng tư thế, giúp tránh chấn thương trong quá trình tập luyện. Nên tập đúng bài bản, có thời gian khởi động hợp lý để hạn chế một số tổn thương trong lúc tập. Các cơ được làm nóng sẽ dần giãn ra để thích nghi với cường độ tập tăng dần. Muốn tập yoga có hiệu quả cần phải tập chậm rãi, kiên trì và cố gắng thật nhiều. Bạn không nên nôn nóng muốn đạt hiệu quả thật nhanh mà mạo hiểm thực hiện những động tác khó hay tăng thời gian tập luyện... Sự vội vàng này chẳng những không có kết quả như mong muốn mà còn gây chấn thương cho cơ thể, làm mất ngủ, ảnh hưởng tâm lý...

Người mới tập yoga khi gặp một số triệu chứng như đau ngực, nhịp tim không đều, thở dốc hay choáng váng, chóng mặt, nên ngưng tập ngay và hỏi ý kiến giáo viên hướng dẫn để điều chỉnh nhịp thở phù hợp. Cách thở đúng là hít vào bằng mũi và thở ra cũng bằng mũi. Hít thật sâu và thở dài để tăng lượng oxy vào máu và các cơ trong cơ thể.

Tư thế yoga cơ bản nhất cho người mới tập

Tư thế yoga quả núi (Mountain Pose): 

Đứng thẳng, hai chân chụm lại, thả lỏng vai, trọng lượng phân bố đều vào 2 lòng bàn chân, đặt hai cánh tay ở hai bên. Hít thở sâu và nâng tay lên cao trên đầu, lòng bàn tay hướng vào nhau, giữ cánh tay thẳng với các ngón tay hướng thẳng lên trời. Tập đi tập lại động tác trong 3 phút.

Tư thế yoga chó cúi đầu (Downward Dog): 

Giúp tăng sức mạnh cơ bụng, tác động lên tay và chân. Khi thực hiện tư thế này, toàn bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên tay và chân nên sẽ giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn. Hơn nữa, bài tập này giúp cải thiện hệ tuần hoàn, lưu thông máu tốt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động dễ hơn.

Bắt đầu với tư thế chống tay xuống sàn, đầu gối chống thẳng với hông. Di chuyển tay lên đằng trước thêm vài bước, mở tay rộng ra, ép lòng bàn tay xuống sàn. Cong ngón chân lên và từ từ đẩy hông lên cao để cơ thể tạo thành hình chữ “V” lộn ngược. Đầu cúi xuống để tai chạm vai, bàn chân mở rộng bằng hông, đầu gối hơi uốn cong. Giữ nguyên tư thế trong 3 nhịp thở.

Tư thế yoga chiến binh (Warrior Pose): 

Giúp người tập tăng sức mạnh hai chân, mở ngực, tăng độ dẻo dai và cải thiện thăng bằng. Hơn nữa, bài tập còn giúp giảm đau lưng, tăng khả năng hoạt động của phổi, đặc biệt củng cố sự săn chắc của cánh tay.

Đứng thẳng, di chuyển chân phải sang bên phải sao cho bắp chân và đùi phải tạo góc 90 độ, đồng thời di chuyển nhẹ nhàng chân trái sang bên trái. Đặt tay lên hông và thả lỏng vai, sau đó mở rộng cánh tay sang hai bên, lòng bàn tay úp xuống, mắt nhìn theo tay phải. Giữ nguyên tư thế trong 1 phút, sau đó đổi chân.

Tư thế ngồi yoga xoay người (Seated Twist Pose): 

Nhằm tăng khả năng vận động linh hoạt của lưng và hông, giúp bạn giảm áp lực, tạo sự thoải mái. Bài tập này rất thích hợp cho dân văn phòng sau những giờ làm việc ngồi lì một chỗ, ít vận động cơ lưng, hông.

Ngồi trên sàn, hai chân mở rộng. Vắt chéo chân phải sang bên ngoài đùi trái, cong đầu gối phải. Giữ đầu gối phải hướng lên trên. Đặt khuỷu tay trái ra bên ngoài đầu gối phải và bàn tay phải đặt trên sàn phía sau lưng bạn. Vặn ra sau về phía bên phải hết mức có thể, chỉ di chuyển bụng, hông giữ nguyên trên sàn. Thực hiện trong 1 phút. Sau đó đổi bên và lặp lại.

Tư thế yoga tam giác (Triangle Pose): 

Mở rộng cánh tay sang hai bên, cúi xuống chân phải của bạn. Đứng chân mở rộng khoảng 1m, bàn chân phải xoay ra bên ngoài 90 độ, xoay chân trái ra ngoài 45 độ. Bàn tay phải chạm vào sàn hoặc bàn chân phải hoặc đầu gối, hướng bàn tay trái lên trần nhà, đồng thời hướng mắt về phía trần nhà, giữ tư thế trong 5 nhịp thở. Đổi bên và lặp lại.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Tư thế yoga cho dân văn phòng (P2)

Tư thế yoga cho dân văn phòng

Tư thế rắn hổ mang bành

Tư thế này gập lưng làm giãn cột sống, khai mở ngực và phản tác việc ngồi cong người suốt ngày.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 5

 

Nằm dài trên sàn, nhẹ đặt bàn tay lên đất trước mặt bạn và gấp khuỷu tay vào ngực. Đẩy bàn tay lên, nhấc nhẹ để gấp lưng và kéo vai chúc xuống. Ngước lên và gắng không căng mặt hay hàm.

Tư thế nửa chim câu

Mông có thể căng do ngồi nhiều giờ. Để tăng tính mềm dẻo và mức cử động của hông và khai mở ngực và vai, hãy thử tư thế nửa chim câu. Bắt đầu bằng bàn tay và đầu gối ở vị trí đầu bàn, trượt đầu gối phải lên trước và để cẳng phía sau, như hình vẽ, thử gập cẳng chân trước với góc 900. Ngồi thẳng, và khi thở ra, ngực ưỡn về trước và đưa cánh tay ra trước mặt bạn để cảm nhận duỗi sâu.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 6

 

Tư thế nửa chim câu là rất tốt cho khai mở hông.

Tư thế trẻ nhỏ hạnh phúc


Tư thế yoga cho dân văn phòng 7

 

Tư thế trẻ hạnh phúc tạo thư giãn tuyệt hảo cho khớp hông vốn có thể cứng do nhiều quá nhiều. Nằm sấp lưng, kéo đầu gối về ngực và chộp đầu gối vào trong, kéo xuống sao đầu gối vươn ra hai bên thân bạn. Nếu vươn quá căng, chộp sau đùi bạn. Gắng đưa hông xuống sàn. Thở sâu và lắc nhẹ bên này bên kia, trở lại trạng thái tĩnh ở trung tâm trong 30 giây.

Tư thế trẻ em

Tư thế này êm dịu có thể giúp tâm thức thoải mái trong khi cũng nhẹ nhàng khai mở lưng, hông và vai.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 8

 

Ngồi với cẳng chân gấp lại phía dưới bạn, ngón cái chạm và đầu gối choãi ra hai phía. Ủ ngực giữa hai đùi, đưa trán xuống sàn và vươn hai cánh tay ra trước mặt bạn hay buông xuống hai bên. Thở sâu và nghỉ ở tư thế càng lâu như mong muốn.

Thở kiểu sitali

Thở trầm lắng này là liều giải độc hoàn hảo cho ngày dài căng thẳng. Nó xả căng thẳng trong cơ thể và tâm trí, và giúp ta loại stress và bực tức, đưa ta về trạng thái cân bằng và trong sáng hơn.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 9

 

Để thực hiện bài tập pranayama làm tươi mát này,ngồi trên ghế hay sàn trong vị thế cẳng chân bắt chéo thoải mái, mắt nhắm. Thò thụt lưỡi và liếm hai mép (nếu khó đưa lưỡi, gắng tạo nhẹ chữ “O” bằng mồm). Hít vào qua mồm, để không khí qua lưỡi, cảm nhận thở mát, và rồi thở ra đằng mũi.

Tiếp tục thở nhịp nhàng dài trong 3 phút. Bạn cảm thấy hoàn toàn thư giãn.

ANH CHI


Tư thế yoga cho dân văn phòng (P1)

Tư thế yoga cho dân văn phòng


Các tư thế yoga sau sẽ giúp dân văn phòng cải thiện sức khỏe, giảm đau vai cổ, lưng sau hàng giờ ngồi trước bàn phím.

Hầu hết nhân viên văn phòng ngồi trước bàn phím hàng giờ có thể gây căng cứng hông và cẳng chân cộng thêm đau cổ, vai lưng. Các tư thế yoga dưới đây sẽ giúp cải thiện, phục hồi sức khỏe cho họ.

Tư thế yoga Cúi mặt xuống

Để đi đến tư thế. Hãy chuyển mình thành hình chữ “V” đảo ngược.Với hai bàn tay vươn dài ra phía trước và bạn nâng mông, bàn chân bám sàn (với chiều rộng mông dang ra). Các ngón tay bám sàn và hướng về phía trước, chú ý đến hơi thở khi bạn thư duỗi trong 30 - 60 giây.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng

 

Tư thế này giúp bạn tăng cường cơ bắp trong cơ thể. Nó giảm căng thẳng ở vai, thư giãn cổ và làm dòng máu lưu thông đôi chút lên não. Bạn cũng có khả năng thực sự duỗi cẳng chân nên nếu bạn ngồi suốt ngày, cẳng chân thành bất động.

Tư thế cũng tốt cho cổ tay và bàn tay được duỗi dài vốn có thể trở nên đau nhức hay mệt do nhiều giờ gõ bàn phím.

Tư thế yoga thế cá

Tư thế cá là tư thế giảm căng thẳng tuyệt hảo và cũng là trị liệu cho mệt mỏi và lo âu, theo tạp chí Yoga. Để có tư thế đó, ngồi lên hông với cẳng chân dang ra trước mặt bạn và ngón chân cái chĩa thẳng. Để hai bàn tay dưới hai hông và ngả đầu ra sau xuống đất sau bạn. Thở sâu và nghỉ ở tư thế trong 15 - 30 giây.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 2

 

Tư thế cá xả căng thẳng ở cổ, họng và đầu giúp vươn cơ ngực và nở phổi.

Tư thế yoga Tư thế núi

Đứng thoải mái với bàn chân và hông dang rộng, đưa bàn tay lên trên phía đầu, lòng bàn tay xòe ra trước và ngón cái khum khum khi bạn cúi nhẹ ra phía sau và thở sâu.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 3

Đây là tư thế mạnh để giải phóng các cơ ngực bị căng.

Tư thế yoga Tư thế góc thắt

Tư thế này giúp mở hông và giảm khó chịu do thần kinh tọa có thể trở nên xấu đi khi ngồi thời gian dài.

Ngồi thẳng sao gan bàn chân chạm và đầu gối choãi ra, đưa bàn chân hướng về chậu và siết bàn tay quanh bàn chân. Dập đầu gối lên xuống nhiều lần như cánh bướm, rồi ngồi yên và tập chú trọng lượng hông và đùi vào sàn, giảm đau của dây thần kinh tọa.

 

Tư thế yoga cho dân văn phòng 4

 

Dây thần kinh tọa bắt đầu ở lưng dưới chạy xuống hai cẳng chân, và chứng đau dây thần kinh tọa có thể xảy ra khi dây thần kinh bị nén cách nào đó. Đi xe nhiều và ngồi thời gian dài cùng lúc làm tình trạng xấu thêm.

Tư thế yoga Vươn cổ từ từ

Ngồi ở tư thế cẳng chân bắt chéo, ngả đầu về bên phải và vươn cánh tay và bàn tay trái xuống đất đến khi cảm nhận trạng thái vươn sâu ở phía trái cổ. Thở sâu và giữ vài chu trình thở, lặp lại ở phía đối diện. Bạn cũng có thể thử đứng ở tư thế núi và vươn cổ về một phía, kéo nhẹ bằng cùng bàn tay.

Tư thế này có thể đứng làm bất cứ đâu, ngay trong phòng nhỏ. Nó làm giảm căng cổ và trương lực.


Có nên tập luyện khi đang ốm?

Có nên tập luyện khi đang ốm?

Khi sức khỏe đang không ổn, bạn bị cảm lạnh, viêm mũi họng hay đau dạ dày… nhiều người vẫn tập thể dục khi đang ốm để mong chóng khỏe hơn hoặc chỉ đơn giản là vì không muốn bỏ lỡ một buổi tập nào. Tuy nhiên, sự cố gắng này có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Bạn có thể tập luyện trong các trường hợp:

Cảm lạnh nhẹ: là tình trạng bạn nhiễm virus vùng mũi và họng. Mặc dù các triệu chứng khác nhau tùy theo từng người, nhưng hầu hết đều gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, nhức đầu, hắt hơi và ho nhẹ. Khi bạn bị cảm lạnh nhẹ,thân nhiệt dưới 37,5 độ C, bạn vẫn có thể tập thể dục nếu bạn cảm thấy cơ thể đủ sức hoặc bạn có thể cân nhắc giảm cường độ tập luyện hoặc rút ngắn thời gian tập tùy vào sức khỏe của mình.

Không nên luyện tập khi cảm thấy mệt.

Nếu tập thể dục khi đang bị cảm lạnh nhẹ, bạn nên che miệng khi hắt hơi hoặc ho để bảo vệ sức khỏe của mình và những người xung quanh.

Viêm và nghẹt mũi: Tập luyện thể dục thật sự rất tốt cho sức khỏe, nếu chỉ đơn giản là bạn bị viêm mũi dị ứng hay sụt sịt thì đừng bận tâm và hãy tiếp tục việc tập luyện. Tình trạng nghẹt mũi có thể gây cho bạn cảm giác bực bội và khó chịu. Trên thực tế, tập thể dục có thể giúp mở thông mũi, giúp bạn thở tốt hơn. Hãy cân nhắc xem tình trạng sức khỏe của mình trước khi tập hoặc giảm cường độ và thời gian tập luyện. Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đi xe đạp để tập thể dục.

Lí do để bạn tiếp tục tập thể dục hằng ngày là việc duy trì sự nhất quán trong lịch trình tập luyện của mình mà thôi. Thể dục trong lúc đang bị ốm nhẹ mục đích chính là để bạn nâng cao thể lực, vượt qua tình trạng thực tại để sống khỏe hơn.

Đau họng: Nếu bạn đang bị đau họng nhẹ do cảm lạnh thông thường hoặc dị ứng, bạn có thể tập thể dục an toàn. Trong một số tình huống nếu có đau họng liên quan đến sốt, ho khan hoặc khó nuốt, bạn nên ngưng tập thể dục cho đến khi bác sĩ cho phép.

Nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác thường liên quan đến cảm lạnh như mệt mỏi và nghẹt mũi, bạn hãy cân nhắc giảm cường độ tập thể dục bình thường. Bên cạnh đó, bạn hãy bù nước cho cơ thể bằng nước mát là một cách để làm dịu cơn đau họng trong khi tập thể dục.

Trường hợp không nên tập thể dục khi đang ốm

Sốt cao: Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên trên mức bình thường. Cơn sốt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường bởi do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Sốt có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như suy nhược, mất nước, đau cơ và chán ăn.

Việc bạn tập thể dục khi đang sốt làm tăng nguy cơ mất nước và có thể sốt nặng hơn. Ngoài ra, sốt làm giảm sức mạnh cơ bắp và sức chịu đựng của bạn, làm tăng nguy cơ chấn thương khi tập luyện. Vì vậy, khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C vì bất cứ lý do gì thì không nên tập luyện.

Ho dai dẳng: Ho là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có các tác nhân ảnh hưởng đường thở. Tuy nhiên ho cũng là triệu chứng của nhiều bệnh. Ho dai dẳng có thể khiến bạn khó thở sâu, đặc biệt là khi nhịp tim của bạn tăng lên trong khi tập thể dục, điều này khiến bạn dễ bị khó thở và mệt mỏi. Vì vậy, không nên tâp luyện khi bị ho dai dẳng. Hơn nữa, khi đến phòng tập, bạn ho có thể phát tán tác nhân gây bệnh ra xung quanh.

Mắc cúm: Cúm là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến hệ hô hấp gây ra các bệnh cảnh từ nhẹ đến nặng  như: sốt, ớn lạnh, đau họng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, đau đầu, ho, nghẹt mũi. Cúm có thể gây ra tình trạng sốt khiến người mắc bệnh có nguy cơ mất nước cơ thể, gây nguy hiểm cho cơ thể khi bạn tập thể dục. Bạn tập luyện khi đang bị cúm có thể kéo dài tình trạng bệnh và trì hoãn sự phục hồi của bạn.

 

Người bệnh đau dạ dày có nên tập luyện?
Tuyệt đối không tập luyện khi chảy máu dạ dày.

 

 


Chế độ vận động, tập luyện thể thao có ảnh hưởng không nhỏ đến bệnh đau dạ dày. Khi bệnh loét dạ dày - tá tràng đang tiến triển, chảy máu dạ dày, đau nhiều thì không nên tập luyện. Khi bệnh ở giai đoạn ổn định không có triệu chứng đau và rối loạn tiêu hóa, hoặc vết loét đã điều trị liền sẹo, hoặc đã được phẫu thuật giải quyết tốt thì rất nên tập, để duy trì và nâng cao sức khỏe. Điều quan trọng là mức độ tập luyện thế nào và tập môn nào cho phù hợp. Trước hết, cần tập các động tác từ đơn giản đến phức tạp: tập thở sâu, đi bộ, thư giãn, thể dục rồi chơi các môn thể thao nhẹ, vừa với sức mình như tập chạy, tập bơi, đá cầu, bóng bàn, cầu lông... nhưng cần tập có điều độ với nguyên tắc phải thực hiện dần tăng thời gian chơi từ ít đến nhiều, từ chậm tới nhanh..., không ham mê quá mức để cơ thể bị mệt mỏi sẽ có hại. Ngoài ra không nên chơi các môn thể thao đòi hỏi tốn nhiều sức như đá bóng, cử tạ, chạy tốc độ nhanh...Tuyệt đối không tập ngay sau khi ăn.

Với tập gym, người bệnh dạ dày cần lưu ý, khi tập rất dễ bị cuốn hút và dễ tập các bài tập nặng, ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh dạ dày. Các bác sĩ khuyến cáo, những người có tiền sử đau dạ dày, loét dạ dày tá tràng và từng phẫu thuật, nội soi, thì tuyệt đối không nên tập thể hình, nó sẽ khiến việc tổn thương, chảy máu và càng nặng hơn. Khi bệnh ở giai đoạn ổn định, đã điều trị liền sẹo hoặc đã được phẫu thuật giải quyết tốt thì rất nên tập với giáo án phù hợp sức khỏe. Tuyệt đối tránh các bài tập tác động nặng lên cơ bụng vì khi đó dạ dày sẽ bị tổn thương.

 

Thể dục giúp đẹp da

Thể dục giúp đẹp da

Nếu bạn là một người yêu thích tập luyện thể thao thì bạn đã thấy rõ những lợi ích tích cực mà thể dục mang lại cho mình về năng lượng, tâm trạng, hình dáng cơ thể và sức khỏe tim mạch, hô hấp...

Và qua bài viết này, có một điều nữa để bạn có thể thêm vào danh sách những lợi ích mà thể thao mang lại : Đó là làm đẹp làn da của bạn. Nào, hãy bắt đầu tập luyện ngay hôm nay!

Lưu thông khí huyết và đào thải độc tố

Với những ai mới bắt đầu, tập thể dục bắt đầu một sự đột biến của lưu thông trong cơ thể. Khi tăng lưu lượng máu, các tế bào máu đến các tế bào da nhiều hơn. (Điều này giải thích vì sao mặt đỏ khi tập thể dục). Những tế bào cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho da, giúp sửa chữa tế bào hư hỏng do mặt trời và các gốc tự do trong cơ thể gây ra. Các chất độc từ các sản phẩm sống hàng ngày của chúng ta (trong biểu mẫu của các gốc tự do) cũng được đẩy ra khỏi các tế bào da bằng cách lưu lượng máu. Gốc tự do trong cơ thể thấp hơn giúp da sáng hơn, khỏe mạnh hơn. Tập thể dục cũng sẽ thúc đẩy sản xuất của các nguyên bào sợi, tế bào da chịu trách nhiệm sản sinh collagen. Collagen tăng độ đàn hồi và làm trẻ hóa làn da, có nghĩa là tập thể dục là cách thức hiệu quả để da chống lại vấn đề tuổi tác.

Thể dục mang  lại lợi ích tích cực về năng lượng, tâm trạng, làn da, vóc dáng cơ thể và sức khỏe tim mạch, hô hấp...

Thể dục mang  lại lợi ích tích cực về năng lượng, tâm trạng, làn da, vóc dáng cơ thể và sức khỏe tim mạch, hô hấp...

Đơn giản là bạn có thể đi bộ nhanh hoặc chạy bộ, chỉ cần như vậy cũng đủ để không chỉ cải thiện cốt lõi và tăng cường xương của bạn, mà còn làm tăng sức chịu đựng và làm cho bạn nhanh nhẹn hơn. Bạn có thể nghĩ rằng mồ hôi trông khó coi và mất vệ sinh sau khi tập thể dục, tuy nhiên nó thực sự giúp xua tan tất cả các bụi bẩn và dầu thừa bám trong lỗ chân lông của bạn. Tập thể dục làm chúng ta nóng lên, lỗ chân lông giãn ra và thoát mồ hôi, kéo theo chất kích thích gây mụn trứng cá và mụn đầu đen sẽ được thải ra ngoài. Bạn cũng nên chú ý là nếu bạn để lại những giọt mồ hôi trên khuôn mặt của bạn sau tập thể dục, các bụi bẩn và dầu sẽ chỉ đơn giản là bị mắc kẹt trong lỗ chân lông của bạn một lần nữa. Do đó, bạn phải rửa mặt sau khi toát mồ hôi (dùng khăn khô mềm thấm mồ hôi trên mặt là tiện dụng nếu bạn không kịp rửa mặt ngay lúc đó).

Tập thể dục làm giảm căng thẳng và giảm viêm trong cơ thể bằng cách giảm mức cortisol. Hormon căng thẳng này có thể gây ra tình trạng xấu về da như mụn trứng cá và eczema, cortisol dư thừa khuyến khích sản xuất bã nhờn, lần lượt gây ra tắc nghẽn trong lỗ chân lông và phá hủy collagen. Lưu ý rằng, bạn cũng không nên tập thể dục quá nhiều vì điều này có thể khiến cơ thể bị căng thẳng và sẽ làm tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, đây chắc chắn cũng không phải là kết quả mà chúng ta mong đợi.

Giấc ngủ ngon giúp làn da đẹp

Bạn cũng sẽ nhận thấy tập thể dục đem lại cho bạn giấc ngủ ngon hơn và càng ngủ ngon thì làn da của bạn càng có thời gian để phục hồi và sản sinh các tế bào mới, da sẽ ít nếp nhăn và đặc biệt là mắt sẽ không có quầng thâm.

Trước tiên, để có một đêm ngon giấc bạn cần biết đi ngủ đúng cách. Để làm được điều này bạn cần tránh sử dụng những chất kích thích có chứa caffeine sau bữa trưa và không nên uống nhiều rượu vào bữa tối. Luôn giữ nhiệt độ phòng ngủ ở mức mát mẻ. Bạn cũng nên tránh tập thể dục trước khi đi ngủ, nó sẽ khiến cho cơ thể bạn luôn trong trạng thái kích thích nên khó ngủ hơn.

Đừng sử dụng máy tính hoặc điện thoại trên giường ngủ. Ánh sáng từ những màn hình này sẽ khiến cho cơ thể của bạn không có những giấc ngủ sâu.

Cơ thể mất rất nhiều nước khi ngủ và thở vào ban đêm. Vì vậy việc uống một cốc nước vào buổi sáng không chỉ giúp bạn tỉnh táo, bổ sung lượng nước đã mất mà còn giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Theo Viện khoa học Y học Mỹ, ánh sáng là thành phần chính ảnh hưởng đến nhịp sinh học, tác động trực tiếp lên gene kiểm soát đồng hồ sinh học. Vì vậy, hãy mở toang cửa sổ đón ánh mặt trời buổi sáng sớm sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn.

Điều cuối cùng là bạn đừng quên dùng kem chống nắng nếu bạn đang tập thể dục ngoài trời và luôn luôn uống nước khi ra mồ hôi nhiều để không làm cơ thể bị mất nước.


Thể dục chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Thể dục chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng nay đang có xu hướng trẻ hóa, người béo phì, ít vận động hoặc người làm công việc phải đứng nhiều… Đây là bệnh cần được điều trị sớm để tránh biến chứng.

Giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch là biến chứng của suy van tĩnh mạch. Tức là sau một thời gian bị suy van tĩnh mạch, hiện tượng viêm và ứ trệ tuần hoàn trong lòng tĩnh mạch sẽ làm cho thành của các tĩnh mạch bị yếu đi và giãn lớn ra, có 3 loại giãn tĩnh mạch: giãn tĩnh mạch nông, giãn tĩnh mạch sâu và giãn tĩnh mạch xuyên. Trong đó, giãn tĩnh mạch nông là hay gặp nhất.

Đối tượng hay bị giãn tĩnh mạch nhất là phụ nữ. Một số yếu tố nguy cơ khác như: di truyền, tuổi tác, béo phì, người ít vận động, đi giày cao gót, mặc quần áo chật, đi hoặc đứng nhiều, làm việc trong môi trường nóng và ẩm thấp, có thai và sinh đẻ nhiều lần... đều làm tăng áp lực khi đứng và cản trở dòng máu tĩnh mạch trở về tim.

Triệu chứng ban đầu của suy giãn tĩnh mạch là tê chân, cảm giác bồn chồn ở chân, nặng chân, phù chân khi đi hay đứng nhiều, chuột rút về đêm, đau nhức chân và cuối cùng là giãn tĩnh mạch nông, nổi thành từng búi hay giãn toàn bộ trông như những con giun trên bắp chân và đùi.

Đây là một bệnh lý mạn tính nên người bệnh cần có một phương pháp tập luyện thích hợp và thường xuyên bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh mới mau thuyên giảm.

Dưới đây là 3 bài tập thể dục tốt cho người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn nên tham khảo.

 

động tác phòng suy giãn tĩnh mạch

 

1. Bài tập khi nằm

Nằm trên tấm thảm có độ dày vừa phải, tay để xuôi theo thân người, có thể úp hoặc ngửa lòng bàn tay, áp sát hai bên hông, sau đó nâng một chân cao lên, gập chân 45 độ, thả chân xuống, đổi chân, mỗi nhịp giơ co chân lên thì hít thật sâu, khi duỗi chân đặt xuống thì thở từ từ ra. Tập như thế mỗi chân khoảng 20 lần, mỗi ngày tập 2 lần, sáng và tối (1a).

Nằm ngửa như trên, sau đó đưa chân cao (thẳng chân) gập chân xuống người, hít vào khi giơ gập chân, thở ra khi hạ xuống (1b).

2. Tập khi ngồi

Khi ngồi làm việc, đặt chân vuông góc với ghế, sao cho mặt phía dưới đùi không đè nén sát với mặt ghế, cứ mỗi 5-10 phút xoay cổ chân một lần, tránh máu dồn và ứ đọng ở cổ và bàn chân (2a).

Cũng như trên, thường xuyên co duỗi hai chân, bài tập này giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo lực giúp máu đi về tim dễ dàng hơn (2b).

3. Tập khi đứng

Khi phải đứng nhiều, bạn nên đi lại thường xuyên, tránh đứng lâu ở một tư thế, tốt nhất là nên đứng trên 2 chân.

Đứng thẳng, hai chân dang bằng vai, đưa 2 tay ra trước, hạ người (gập chân), đứng đậy, lặp lại động tác khoảng 20 lần (3a).

Đưa 1 chân về phía trước, gập chân vuông góc, dùng hai tay ôm lấy đầu gối, gập chân lên xuống đều đặn, xoay cổ chân, đổi chân và lặp lại, mỗi chân khoảng 20 lần (tập tới khi chân hết căng nặng) (3b).

Lưu ý

- Những bài tập tốt cho suy giãn tĩnh mạch chân nên được tập thường xuyên mỗi ngày 30 phút, chúng sẽ cải thiện rất nhiều cho sức khỏe của đôi chân.

- Khi làm việc, cứ mỗi 20 - 30 phút bạn nên đứng dậy đi lại để máu vùng chậu và mông lưu thông.

- Tốt nhất nên mặc quần có độ co giãn tốt, mềm và thoáng khí, hạn chế đi giày cao gót cả ngày.

- Khi máu lưu thông tốt, sẽ hạn chế máu ứ đọng ở chân sẽ giảm được tình trạng bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.

- Có chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, trái cây để hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch chân một cách tốt nhất.

An Ngọc Hoa

Thể dục phòng bệnh khi giao mùa

Thể dục phòng bệnh khi giao mùa

Trong giai đoạn chuyển mùa, các bệnh dị ứng, bệnh lây truyền do virut gia tăng, ảnh hưởng sức khỏe của nhiều người. Thậm chí, chỉ cần sự thay đổi đột ngột về áp suất, nhiệt độ và gió cũng có thể gây kích ứng đường thở và mũi, ảnh hưởng tới hệ miễn dịch vốn có nhiệm vụ chống lại cảm lạnh và nhiễm khuẩn...

Nghiên cứu cho thấy cảm lạnh thường tăng lên khi nhiệt độ thấp đi, nhiệt độ môi trường chênh lệch khoảng 7 độ là đủ gây rối cho hệ thống phòng thủ của cơ thể. Điều này giải thích tại sao tỉ lệ cảm cúm lại tăng khi nhiệt độ đột ngột giảm. Vậy làm gì để ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh khi thời tiết thay đổi? Những bài tập dưới đây không những giúp gia tăng sức khỏe mà còn giúp đẩy lùi tác động tiêu cực của chứng dị ứng, cảm cúm và hen suyễn.

Các bài tập, đặc biệt những động tác đòi hỏi hít thở sâu có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Đa số những người tập đều đặn đều nhận định họ được tăng cường hô hấp và cải thiện trao đổi khí qua vòm họng. Ngoài ra, những bài tập thở còn giúp thả lỏng các nhóm cơ lồng ngực, làm tăng kích thước phổi và cải thiện tuần hoàn, trao đổi chất.

Trước khi tập, bạn cần vệ sinh họng - mũi. Khi đã sẵn sàng, hãy bắt đầu với các động tác dưới đây một cách chậm rãi và từ tốn.

 

Tư thế chiến binh

 

1.Tư thế chiến binh: Tư thế này giúp vùng ngực và phổi của bạn mở rộng tối đa, đẩy không khí vào trong cơ thể nhiều hơn.

Đứng thẳng, để hai tay thả lỏng.

Bước lên trước một bước dài sao cho chân bước lên tạo thành một góc vuông ở đầu gối. Chân còn lại giữ trạng thái vắt chéo.

Đưa hai tay thẳng lên trời và ưỡn ngực hết cỡ.

Hít vào và thở ra nhẹ nhàng. Lặp lại 10 lần. Đổi chân và thực hiện động tác từ đầu.

 

Tư thế nửa vầng trăng

 

2.Tư thế nửa vầng trăng: Tư thế này giảm nhẹ tác động của các vấn đề dị ứng hay xoang bởi việc thả lỏng nhóm cơ xương sườn và tăng cường hoạt động vùng cơ ngực. Bạn sẽ thấy rõ hiệu quả của động tác này nếu đang gặp hiện tượng đau đầu, sổ mũi hay chảy nước mắt.

Đứng thẳng.

Dồn trọng tâm sang một chân và nghiêng về chân đó.

Nghiêng người hẳn sang một bên sao cho phần thân song song với mặt đất.

Dùng lực của eo đẩy chân còn lại lên cao ngang với thân người. Giữ chân đó thăng bằng trên không.

Kéo căng hai tay sao cho một bên chạm sát sàn, một bên hướng lên trời.  Giữ nguyên tư thế đó trong vòng 3-5 phút và duy trì nhịp thở đều đặn.

Lặp lại với chân bên kia.

 

Tư thế vai đứng

 

3.Tư thế vai đứng:

Tư thế này có tác dụng mở rộng khoang mũi và làm giảm nhẹ triệu chứng viêm xoang.

Nằm thẳng, tránh ngoẹo đầu và cổ sang một bên. Đặt một tấm chăn xuống lưng sao cho phần xương bả vai được tấm chăn đỡ.

Khi thở ra, dùng hai tay đẩy phần hông từ dưới lên cao.

Tiếp tục đưa chân lên trời cho tới khi hình thành đường thẳng.

Đẩy phần ngực sát gần cằm, dồn toàn bộ trọng tâm vào hai tay.

Giữ nguyên vị trí trong vòng 30 giây. Sau khi thuần thục động tác này, hãy tăng thêm thời gian lên 5-10 giây mỗi nhịp. Con số này có thể lên đến tối đa 3 phút. Để dừng lại, gập đầu gối và hạ chân xuống nhẹ nhàng khi bạn thở ra. Toàn thân bạn sẽ trở lại thẳng dưới sàn nhà như lúc bắt đầu động tác.

 

Tư thế cái cày

 

4.Tư thế cái cày: Tư thế này thường được thực hiện sau tư thế vai đứng và trong khoảng 5 phút.

Từ vị trí khi cằm vẫn chạm ngực ở tư thế trước, nhẹ nhàng thở ra và dùng cơ hông đẩy 2 chân vòng qua đầu. Chậm rãi đẩy toàn bộ chúng cho đến khi hoàn toàn chạm xuống sàn.

Giữ những ngón chân trên sàn, thả lỏng tay thẳng theo hướng nằm, hai bàn tay đan vào nhau.

Giãn cơ tay thay chiều cơ thể để kích thích nhóm cơ thân trên thả lỏng.

Để dừng lại, nhẹ nhàng gập chân về vị trí cũ đồng thời thu hai tay lại sát cơ thể.

An Ngọc Hoa


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons