Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Yoga giúp giảm đau do viêm khớp

Các nhà nghiên cứu tại trường Y Johns Hopkins (JHM) đã chỉ định thực hiện tập yoga 8 tuần cho 75 người trưởng thành bị một trong các dạng viêm khớp: viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp gối (viêm xương khớp ở đầu gối). Những người này đã tham gia hai lớp học kéo dài 1 tiếng và tự tập 1 lần/ tuần ở nhà.
Sau 8 tuần, các nhà nghiên cứu thấy cải thiện đáng kể về sự thoải mái thể chất, sức khỏe tinh thần, thể chất và sức sống nói chung ở những người tham gia. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tập yoga có thể giúp giảm viêm ở các khớp. Mặc dù cỡ mẫu của của nghiên cứu JHM là nhỏ, nhưng phát hiện mới cho thấy ngay cả các tư thế yoga nhẹ nhàng cũng có thể làm giảm khó chịu hàng ngày.
Theo một trong các tác giả nghiên cứu PGS Susan J Bartlett thuộc ĐH Johns Hopkins và ĐH McGill, yoga có thể đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm khớp vì nó kết hợp hoạt động thể chất với kiểm soát căng thẳng và kỹ thuật thư giãn và tập trung vào những chỗ đau để có thể tạo ra sự thay đổi dần dần.
Không giống các môn tập khác, yoga rất dễ tiếp cận: các lớp học chào đón mọi thành viên ở mọi mức độ và giáo viên sẽ chỉnh sửa tư thế cho người mới tham gia. Nếu bạn bị viêm khớp hoặc bất kỳ vấn đề nào khác hãy nói với người hướng dẫn để nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất.

Bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa

Theo Đông y bệnh đau dây thần kinh tọa dưới các tên: yêu cước thống, yêu thoái thống, tọa cốt thống... Đặc tính của bệnh đau thần kinh tọa là đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông.  Trong quá trình điều trị dùng thuốc theo chỉ định của nhà chuyên môn, các bài tập vật lý trị liệu thông thường, giúp bệnh nhân bị đau thần kinh tọa mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, giảm cơn đau trong quá trình điều trị bệnh.
Bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa
Đi bộ đúng cách rất tốt cho sức khỏe.
Một số  động tác bệnh nhân có thể tự tập:
- Trước hết nằm sấp và làm những động tác gồng cơ mông sau đó ngẩng đầu lên, xoay đầu sang trái, phải, trước, sau từ 2-6 cái. (Hình 1)
Bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa
Hình 1.
- Bệnh nhân nằm ngửa, gập duỗi gối từng bên và 2 bên cùng lúc. Sau đó tay để sau gáy, nhấc đầu và vai lên. Tiếp theo nhấc từng chân lên, hạ xuống, làm từ 1-3 lần.
- Người bệnh quỳ, chống 2 tay và 2 gối. Sau đó, đưa từng chân lên, hạ xuống (Hình 2). Tiếp theo bệnh nhân quỳ một chân, mông ngồi trên bắp chân, bàn chân duỗi. Chân kia duỗi ra phía sau. 2 tay để 2 bên đầu gối chống xuống giường.
Bài tập tốt cho người đau thần kinh tọa
Hình 2.
- Bệnh nhân đưa 2 tay thẳng lên trời, 2 cánh tay ngang với 2 tay, thân ưỡn ra sau tối đa, hít vào tối đa, giữ hơi mở thanh quản bằng cách hít thêm, đồng thời dao động thân trên và đầu về phía trước, sau từ 2 - 6 cái. Sau đó, hạ tay chống xuống giường thở ra triệt để. Động tác này làm từ 1-3 lần.
Đối với người bệnh chân bị đau cần xoa chi dưới  bằng cách bệnh nhân ngồi, nếu chân trái đau thì hơi co đầu gối trái, chân phải thẳng, 2 bàn tay đặt trên đầu gối trái, xoa từ trên xuống dưới và phía bên cẳng chân, rồi xoa từ cổ chân lên đến mông phía sau từ 10-20 lần. Thở tự nhiên.
Đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống, tốt nhất là nên đi bộ mỗi buổi sáng. Tùy theo thể trạng mà đi bộ với thời gian phù hợp. Lúc đầu có thể đi khoảng 20 phút, sau tăng lên 30-45 phút. Đi bộ có thể chống cứng khớp, làm dẻo dai cột sống.
Đối với người bệnh chân đau, nếu có điều kiện, tập động tác có sự hỗ trợ của của kỹ thuật viên hoặc người thân.  Tập cổ chân gồm 2 động tác: Động tác quay cổ chân, bệnh nhân nằm ngửa, kỹ thuật viên đứng bên cạnh phần cẳng chân, một tay giữ gót chân người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn chân quay cổ chân bệnh nhân 2-3 lần, rồi đẩy bàn chân vào ống chân để chân co tối đa, sau đó, duỗi bàn chân đến cực độ. Động tác lắc cổ chân, kỹ thuật viên đứng phía dưới, 2 tay ôm cổ chân bệnh nhân, 2 ngón cái để trên mắt cá trong và mắt cá ngoài; dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào trong, ra ngoài khoảng 2 - 3 lần.
Lưu ý, để bài tập đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì, mỗi lần tập tối đa từ 30 - 45 phút.


Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

Người già tập luyện bao nhiêu thì tốt

Tập thể dục giúp ích cho trí não khi về già. Một nghiên cứu gần đây nhận định tập quá nhiều sẽ không có hiệu quả mà chỉ nên tập 75 phút một tuần.


article-2284826-184E9696000005-5821-5324
Ảnh: Rick Gomez/Corbis.
Chúng ta đều biết tập thể dục tốt cho cơ thể. Nhưng cường độ tập ít hay nhiều sẽ đem đến những lợi ích khác nhau.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Alzheimer, ĐH Kansas (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu xem tập thể thao bao nhiêu là đủ để cải thiện hoạt động trí não. Họ chọn ra 101 tình nguyện viên từ 65 tuổi trở lên, có sức khỏe bình thường và không mắc bệnh mất trí nhớ.
Những người này được đưa đến phòng thí nghiệm để so sánh giữa thói quen tập luyện và khả năng tư duy. Sau đó, họ được chia ra làm 4 nhóm: Một nhóm không tập thể dục, một nhóm tập 75 phút một tuần, một nhóm tập 150 phút và một nhóm 225 phút. 
Sau 26 tuần, các nhà nghiên cứu thu được kết quả. Về mặt hình thể, nhóm tập 225 phút một tuần trở nên thon thả nhất. Về mặt tư duy, tất cả người tập thể dục đều có cải thiện, thế nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm tập 225 phút một tuần và nhóm tập 75 phút. 
Tiến sĩ Jeffrey Burns, người đứng đầu nhóm tác giả kết luận rằng, tập ít thể thao hàng tuần cũng đủ để cải thiện trí nhớ, tư duy; còn tập nhiều có khi lại chẳng mang đến hiệu quả nào rõ rệt. Theo ông, tốt nhất người già hãy đi bộ khoảng 20 - 25 phút vài lần mỗi tuần để bảo vệ trí óc.
Ngoài ra, tiến sĩ cùng các cộng sự cũng đang tiếp tục nghiên cứu xem tập thể thao bao nhiêu sẽ giúp phòng tránh Alzheimer hiệu quả.


20 phút đi bộ mỗi ngày cải thiện chứng suy tim


A-senior-couple-walking-6564-1439776136.
Ảnh: Mirror.
Nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Karolinska ở Stockholm (Anh) chỉ ra rằng đi bộ hoặc đạp xe 20 phút mỗi ngày giảm thiểu nguy cơ suy tim ở nam giới đến 20%. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá nhiều, không đúng cách cũng có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.
Các nhà khoa học kiểm tra thể trạng của 33.000 đàn ông từ năm 1998 - 2012 và phát hiện ra rằng những người ít hoạt động thể chất nhất có nguy cơ suy tim cao nhất. 
Những người đàn ông tham gia nghiên cứu có độ tuổi trung bình 60 được yêu cầu điền vào một phiếu điều tra mức độ vận động của họ vài năm trước và khi còn ở tuổi 30. Kết quả chỉ ra rằng, những hoạt động thể chất hiện tại có tác động đến tim mạch nhiều hơn trong giai đoạn trước của cuộc đời.
Nghiên cứu này không hướng đến phụ nữ, nhưng chẳng có lý do gì mà phụ nữ không thể giảm thiểu nguy cơ suy tim bằng việc vận động. Nhà nghiên cứu Andrea Bellavia đến từ Viện nghiên cứu Karolinska ở Stockholm nói rằng: “Những người tham gia còn cung cấp thông tin về các hoạt động thể chất của họ ở tuổi 30, chúng tôi có thể xác định những ảnh hưởng lâu dài từ các hoạt động này. Kết quả chỉ ra rằng các hoạt động hiện tại có ý nghĩa hơn đối với sức khỏe và những người đạp xe hay đi bộ 20 phút mỗi ngày sẽ gặp các triệu chứng suy tim muộn hơn những người khác”.
Nghiên cứu này được công bố ở tờ Amrican College of Cardiology: Quá ít hay quá nhiều vận động đều có thể tăng nguy cơ bị suy tim.
Tiến sĩ  Christopher O’Conner, trưởng ban biên tập tờ báo cho biết: “Đây là phát hiện độc đáo và mở đường cho các nghiên cứu xa hơn để ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe”.


5 bài tập cải thiện chiều cao

Chiều cao của mỗi người có thể là do những yếu tố di truyền. Tuy không thể đi ngược lại tự nhiên nhưng bạn vẫn có thể cải thiệnchiều cao của mình bằng cách tập 5 bài tập kéo dãn nhất định để kéo dài cột sống và cơ bắp chân. Theo các chuyên gia, nếu bạn tập đều đặn, rất có thể 5 động tác này sẽ giúp bạn cao thêm được một vài cm.
Kéo căng cột sống
Bài tập này giúp kéo căng cột sống và cải thiện tư thế của bạn. Khum người xuống với tư thế chống trên hai tay và hai gối. Cúi đầu về phía ngực và hít một hơi thật sâu, đồng thời hướng đầu về phía trước và uốn cong xương chậu sao cho nó gần nhất về phía sàn nhà, tạo thành một đường cong trong cột sống. Bạn hình dung động tác kéo căng này mô phỏng tư thế của loài mèo. Giữ nguyên tư thế trong 5 giây, thở ra và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 3 - 5 lần.
Căng dãn chân
Động tác này giúp kéo căng cơ bắp chân, từ đó nó có thể thêm chiều dài cho chân. Ngồi trên tấm thảm với đôi chân và đầu gối duỗi thẳng phía trước mặt. Nâng cánh tay, hít vào và từ từ cúi về phía trước, tay chạm vào ngón chân đồng thời thở ra. Đầu gối luôn giữ thật thẳng. Giữ tư thế trong 5 giây, hít vào và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 3 lần.
5 bài tập cải thiện chiều cao 1
Tập với xà ngang.
Hướng người lên cao
Đứng thẳng, 2 bàn chân đặt sát cạnh nhau. Hít vào thật sâu và từ từ nâng cánh tay lên cao quá đầu, duỗi thẳng tay hết mức có thể. Giữ tư thế trong 5 giây, thở ra và trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại 5 lần. Bài tập này sẽ giúp kéo dài cột sống, cánh tay và cơ bắp chân.
Ði nhón gót
Đi nhón gót giúp bạn cải thiện tư thế và kéo dãn các cơ chân. Bạn sẽ đứng như các diễn viên ba lê rồi thường xuyên thực hành bài tập này: Đứng thẳng với hai bàn chân hơi mở rộng. Nâng cao tay qua đầu và nhón gót chân sau đó đi bằng các ngón chân. Đi bộ quanh phòng khoảng 2 - 3 phút. Thư giãn và lặp lại. Bạn có thể thực hiện bài tập này vài lần trong ngày. Tốt nhất là bước đi trên cỏ hoặc một tấm thảm để không bị căng cơ.
Tập với xà ngang
Đây là một bài tập đơn giản (bạn có thể làm ở nhà) nhưng cực kỳ hiệu quả. Tất cả những gì bạn cần là một thanh ngang cứng, rắn đủ khỏe để có thể chịu được trọng lượng cơ thể bạn, chiều cao của thanh ít nhất là 1,8 - 2m để cho khoảng cách giữa bàn chân tới sàn nhà ít nhất là 10 - 15cm. Để hai cánh tay của bạn không gần mà cũng không cách xa nhau quá, vừa phải để luôn thấy thoải mái rồi đu người lên. Giữ tư thế “treo lửng lơ” hoặc đu xà như vậy đến khi nào bạn không thể chịu được nữa thì nghỉ. Khi bắt đầu nghỉ, từ từ hạ người xuống sàn nhà, chạm đất bằng mũi chân nhẹ nhàng để tránh bị chấn thương. Bài tập này kích thích cột sống của bạn kéo dãn và dài ra đáng kể. Khi đu xà, nên căng thẳng người và luyện tập 3 lần/tuần, mỗi lần ít nhất 5 phút để đạt được kết quả tối ưu.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons