Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Chóng mặt khi tập thể dục - triệu chứng cảnh báo bệnh nguy hiểm

Rất nhiều chị em bỏ qua những triệu chứng nhỏ xuất hiện khi tập thể dục mà không biết rằng đó có thể là biểu hiện cảnh báo nguy cơ bị bệnh nào đó.


Bạn có thói quen đi khám bác sĩ và không bao giờ bao quên những vấn đề mà bác sĩ có thể quan tâm như tiền sử gia đình, ngày đầu của kì kinh cuối, những thức ăn dị ứng... Hoặc bạn cũng không ngần ngại hỏi bác sĩ về các vấn đề phụ khoa tế nhị... 

Thế nhưng, rất nhiều chị em khi đi khám lại thường bỏ qua những vấn đề nhỏ nhặt liên quan đến sức khỏe của mình như cảm giác bị hụt hơi, các loại thuốc mình dùng...

Đặc biệt, nếu bạn là người có thói quen thể dục, bạn tuyệt đối cần lưu ý những điều sau đây: 

1. Có cảm giác tái phát các bệnh mãn tính mà bạn đang mắc

"Một số thuốc có tác dụng phụ có thể gây tác động không tốt tới thói quen tập luyện của bạn, đặc biệt là nếu bạn đang mắc các bệnh mãn tính như hen suyễn, huyết áp... mà phải dùng thuốc hàng ngày", Jordan Metzl, Bác sĩ chuyên về Thể dục thể hình, tác giả cuốn "The Exercise Cure" cho biết. 

Ví dụ như thuốc cho bệnh hen suyễn, huyết áp, trầm cảm và tăng động giảm tập trung (ADHD) có thể làm thay đổi phản ứng của cơ thể khi bạn có hoạt động thể chất và xuất hiện các triệu chứng như uể oải, đau bụng, các dấu hiệu bệnh tăng lên... 

Vì vậy, trước khi dùng thuốc, bạn nên hỏi các bác sĩ về tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra khi bạn vận động, thể dục.
4 triệu chứng không được coi thường khi tập thể dục 1Bạn có thói quen đi khám bác sĩ và không bao giờ bao quên những vấn đề mà bác sĩ có thể quan tâm... Ảnh minh họa

2. Bạn luôn bị hụt hơi khi vận động

"Ngay cả khi đi bộ cầu thang mà bạn cũng cảm thấy hụt hơi, thở gấp... thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn có bệnh hen suyễn hoặc một vấn đề phổi", BS Robert Lee, bác sĩ thuộc Học viện bác sĩ gia đình Mỹ cho biết. 

Thực tế, "chúng ta cần thở trong khi tập thể dục nhưng đó là thở ngắn, thở đều. Còn nếu bạn thở như thể vừa chạy đua trong khi đi bộ và có cảm giác hụt hơi, khó thở thì bạn sẽ cần đi kiểm tra phổi, lưu thông máu tới tim và cơ bắp càng sớm càng tốt", BS Lee nói thêm.

3. Chóng mặt khi thực hiện các bài tập

"Nếu chỉ mới thực hiện vài động tác thể dục mà bạn đã cảm thấy chóng mặt, choáng váng thì rất có thể đó là một dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu. Những phụ nữ ăn chay thường xuyên trong thời gian dài có nhiều nguy cơ bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt", BS Metzl nói. 

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh thiếu máu bao gồm: Mệt mỏi trong thời gian tập luyện những động tác nhẹ nhàng, đơn giản. Nếu bạn nhận thấy điều này đang bắt đầu xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra lý do tại sao.

4 triệu chứng không được coi thường khi tập thể dục 2Nhưng bạn có thể bỏ qua những triệu chứng nhỏ xuất hiện khi tập thể dục mà không biết rằng đó có thể là biểu hiện cảnh báo nguy cơ bị bệnh nào đó. Ảnh minh họa

4. Cảm thấy yếu và run

"Nếu bạn bị run, cảm thấy cực kỳ đói, hoặc cảm thấy chóng mặt, cơ thể yếu đi trong thời gian tập luyện thì rất có thể bạn bị giảm lượng đường trong máu", David Fleming, bác sĩ thuộc Đại học Missouri cho biết. 

"Lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm xuống trong khi bạn đốt cháy calo, nhưng một cơ thể bình thường sẽ thay thế lượng calo bạn đốt cháy nhanh chóng. Nhưng với một số người khác, lượng đường này không được cơ thể tự thay thế nên dẫn đến những cảm giác chóng mặt, yếu và run rẩy", ông Fleming nói thêm.

Hãy đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn đang trải qua những triệu chứng này vì có thể bạn bị hạ đường huyết cũng hoặc bị bệnh tiểu đường.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

10 bài tập đơn giản nhưng đẩy vọt tư duy đến không ngờ

Não bộ là món quà quý giá mà Thượng Đế dành tặng cho con người. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách kích thích, “tập thể dục” cho não bộ.



Sau đây là 10 bài tập nhỏ giúp kích thích sự phát triển của các liên kết thần kinh, cải thiện trí nhớ và giúp bạn thông minh hơn.


Neurobics là thuật ngữ dùng để mô tả các bài tập trí óc giúp não bạn hoạt động. Những bái tập này sẽ kích thích các vùng não khác nhau, khiến các tế bào thần kinh sản xuất chất dinh dưỡng tự nhiên giúp tăng đáng kể trí nhớ, và làm cho các tế bào thần kinh khỏe mạnh hơn, làm việc hiệu quả hơn. 
Hãy kiên trì những bài tập nghe có vẻ kỳ quái này vì chúng sẽ giúp ích rất nhiều đến việc học cũng như công việc hàng ngày của các bạn. Vì một bộ não khỏe mạnh.
Đánh răng bằng tay không thuận
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng bán cầu não ít trội hơn có tác dụng mở rộng đáng kể và nhanh chóng diện tích bề mặt vỏ não.
Bài tập: Chỉ đơn giản là bạn đánh răng, mở ống nặn kem đánh răng bằng tay không thuận (bạn thuận tay trái thì đánh bằng tay phải và ngược lại). Bài tập này sẽ giúp bán cầu não ít hoạt động hơn của bạn có cơ hội “luyện tập”.
Tắm vòi sen với đôi mắt nhắm nghiền
Xúc giác kích hoạt nhiều phần khác nhau trong não bộ chúng ta. Chỉ với đôi tay mình, các bạn có thể cảm nhận chính xác cảm giác của cơ thể mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Tín hiệu xúc giác sẽ được gửi thẳng đến não bộ.
Bài tập: Hãy thử chỉ dùng xúc giác của bạn khi tắm. Bật vòi nước/vòi hoa sen và điều chỉnh dòng nước trên cơ thể bạn mà không cần nhìn chúng. Sau đó, tắm rửa sạch sẽ với đôi mắt nhắm nghiền, ngân nga bài hát mà bạn thích. Hãy nhớ cẩn thận, tránh làm chấn thương trong lúc “nhắm mắt tắm”.
Đừng rập khuôn thói quen buổi sáng
Nghiên cứu về não bộ đã chứng minh rằng việc kết hợp, thay đổi thứ tự các công việc hàng ngày của bạn giúp tăng độ dày vỏ não và cải thiện hoạt động não.
Bài tập: Tập thay đổi thứ tự những việc như mặc quần áo sau khi ăn sáng thay vì thay quần áo xong mới ăn sáng, hoặc vừa xem tivi vừa nghe nhạc. Đừng ép bạn vào một khuôn khổ hay thói quen cố định.
Lật ngược các vật dụng quen thuộc (theo nghĩa đen)
Chúng ta thường gặp vấn đề với những thứ không thuận hoặc các bài toán ngước. Đó là do não bộ chúng ta đã quen với việc nhìn mọi thứ theo chiều thuận. Hãy thay đổi điều này.
Bài tập: Lộn ngược các vật dụng quen thuộc như khung ảnh, đồng hồ treo tường hoặc lịch để bàn. Bạn có thể khó chịu lúc đầu nhưng dần dần, nó sẽ giúp bạn có phản xạ nhanh trước những thứ “ngược ngạo” và tăng khả năng xử lý của não bạn.
Tạo sợi dây liên kết giữa bộ não với mùi hương
Nhắc đến mùi cafe, chắc hẳn các bạn sẽ tưởng tượng ngay đến một ngày mới năng động cùng tách cafe nóng. Liên kết các mùi hương khác như bạc hà, vani, quế...với bất kỳ hoạt động nào trong cuộc sống có thể khiến đầu óc bạn tỉnh táo, minh mẫn.
Bài tập: Giữ mùi hương yêu thích của bạn ở gần giường (có thể là một mẩu quế, bạc hà hoặc các chiết xuất hương thơm khác). Hít thở mùi hương này khi vừa thức dậy, tắm xong hoặc khi đang mặc quần áo vào mỗi sáng có thể giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
Kiểm tra các mặt hàng trong siêu thị
Trong tất cả các siêu thị, các sản phẩm thu lợi nhuận cao nhất luôn được đặt ngang tầm mắt. Đó là lý do tại sao khi đi mua sắm bạn không thực sự nhìn thấy tất cả mọi món hàng và điều này khiến não bạn như “lập trình sẵn” chỉ nhìn vào những thứ mà người khác muốn và mất dần khả năng khái quát, tổng hợp trong các lĩnh vực khác.
Bài tập. Khi đến siêu thị, bạn dừng lại ở lối đi, từ từ lui ra sau và nhìn bao quát từ trên xuống dưới các loại hàng hóa trên kệ. Nếu thấy sản phẩm nào bạn chưa từng thấy trước đây, hãy mạnh dạn xem nó là gì, kể cả thành phần của chúng mà không nhất thiết phải mua. Việc này giúp đầu óc bạn phá vỡ những suy nghĩ thông thường và có thể đưa ra những cái nhìn toàn diện.
Giao tiếp nhiều hơn trong ngày.
Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, việc hạn chế giao tiếp hằng ngày có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng nhận thức của não bộ.
Bài tập: Mua đồ ăn, thức uống trực tiếp tại các cửa hàng chứ không phải từ các máy bán hàng tự động. Chủ động giao tiếp xã giao với hàng xóm, đồng nghiệp và tất nhiên với người thân trong gia đình. Duy trì quan hệ giao tiếp không chỉ giúp cho não bộ bạn hoạt động tốt mà còn củng cố các mối quan hệ xã hội.
Đọc sách theo những cách khác nhau
Việc tiếp thu kiến thức trong sách bằng nhiều cách, cả thụ động và chủ động sẽ giúp não bộ bạn hoạt động đa dạng và không bị “ì” khi phải làm đi làm lại việc nào đó.
Bài tập: Hãy thay đổi thói quen đọc của bạn. Thay vì chỉ đọc bằng mắt, bạn có thể kết hợp đọc thầm, đọc to thành tiếng hoặc nghe người khác đọc. Nếu không có người đọc, bạn có thể tìm nghe sách “nói” . Những cách này làm thời gian đọc sách của bạn kéo dài thêm nhưng bù lại, bạn sẽ ghi nhớ nội dung cuốn sách tốt hơn.
Trò chơi với các đồng xu
Chúng ta thường bị phụ thuộc vào tín hiệu thị giác để phân biệt các đối tượng, vật thể. Điều này vô tình làm suy giảm các giác quan khác như khứu giác, xúc giác và thính giác. Vậy nên, hãy tìm cách cho các giác quan khác cùng hoạt động.
Bài tập: Bạn có thể để một nắm đồng xu trong túi áo. Những lúc rảnh rỗi, hay cho tay vào túi áo, mân mê các đồng xu và thử đoán mệnh giá của chúng. Hoặc bạn có thể dành những thới gian rảnh để lắng nghe mọi âm thanh xung quanh mình và cố đoán xem các âm thanh đó đến từ đâu hoặc được tạo ra thế nào.
Chơi “10 điều”
Hãy nhớ rằng, việc bắt não bạn hoạt động thường xuyên theo nhịp độ khác nhau sẽ giúp đầu óc chúng ta khỏe mạnh và đầy sáng tạo. Bạn không cần suy nghĩ quá nhiều, chỉ cần tập trung vào những điều bình thường trong cuộc sống.
Bài tập: Đưa ra một sự việc hoặc đồ vật, sau đó liên tưởng đến 10 thứ tương tự hoặc có liên quan. Ví dụ: một cái vỉ đập ruồi trong giống vợt tennis, gậy đánh golf, dùi cui, violin, đàn guitar, cái xẻng hay bất cứ thứ gì theo trí tưởng tượng của bạn. Cứ như thế, bạn có thể có ý tưởng “uống cafe trên sao Hỏa” chỉ sau vài lần đặt câu hỏi “Chúng ta uống cafe ở đâu?”.
Tổng hợp dựa trên cuốn "Keep Your Brain Alive" của nhà nơ-ron học Lawrence C.Katz.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons