Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

4 động tác yoga giúp tiêu mỡ từ việc hít thở


Động tác cầu vồng
Động tác cầu vồng giúp làm săn chắc bắp tay và bắp đùi sau.
4-dong-tac-yoga-giup-tieu-mo-tu-viec-hit-tho
- Nằm ngửa, co gối, hai chân rộng bằng vai.
- Hít sâu, dùng lực ở cánh tay và chân đẩy người lên cao nhất có thể, giữ ở đó 5 - 10 hơi thở.
- Buông lỏng toàn thân, thở ra và trở về tư thế ban đầu, nằm thư giãn.
Động tác rắn hổ mang
Động tác rắn hổ mang là lựa chọn lý tưởng cho những người muốn giảm mỡ bụng và làm săn chắc cơ vùng bụng.
4-dong-tac-yoga-giup-tieu-mo-tu-viec-hit-tho-1
- Nằm áp phần bụng dưới xuống sàn, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay mở rộng bằng vai, chống lên.
- Mặt hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng, bàn chân duỗi thẳng, đầu ngón chân chạm sàn.
- Hít vào, đồng thời từ từ nâng người dậy, mắt nhìn thẳng. Giữ tư thế trong 5 - 10 nhịp thở.
- Thở ra từ từ trở lại tư thế ban đầu và lặp lại động tác.
Động tác chiếc thuyền
Động tác chiếc thuyền tác động mạnh mẽ vào vùng cơ bụng, cơ lưng, tiêu mỡ vùng bụng, hỗ trợ làm săn chắc bắp đùi và cánh tay.
4-dong-tac-yoga-giup-tieu-mo-tu-viec-hit-tho-2
- Nằm ngửa, đặt hai chân sát nhau và hai tay sát cơ thể.
- Hít sâu và thở ra đồng thời nâng ngực lên khỏi sàn. Cùng lúc đó nâng chân lên khỏi mặt đất tạo thành một góc ít nhất 30 độ so với mặt sàn. Giữ tay thẳng, các ngón tay dang rộng về phía ngón chân. Chú ý để mắt, ngón tay và ngón chân trên cùng một đường thẳng.
- Giữ tư thế này trong khoảng 5-10 nhịp thở.
- Để kết thúc động tác, bạn từ từ thở ra và trở về vị trí ban đầu.
Động tác cây cầu
4-dong-tac-yoga-giup-tieu-mo-tu-viec-hit-tho-3
Động tác cây cầu giúp giảm đau nhức ở vùng cột sống và khớp hông, tiêu đốt mỡ thừa ở bụng dưới và hai bên lườn.
- Nằm ngửa, bàn chân đặt bằng phẳng trên sàn nhà.
- Thở ra,dùng lực của chân đẩy cơ thể lên cao.
- Khi nâng cơ thể lên, vẫn giữ nguyên cổ và đầu nằm trên sàn. Có thể dùng sức đỡ của bàn tay để nâng cơ thể vững hơn.
- Nếu cảm thấy cơ thể có thể linh hoạt hơn nữa, hãy nắm chặt hai bàn tay vào nhau đặt dưới lưng (tay vẫn để sát trên mặt sàn) để căng cơ hơn nữa. Yếu tố then chốt là không nên gắng quá sức hoặc làm tổn thương cơ thể khi thực hiện tư thế này.
- Giữ tư thế trong 5 - 10 nhịp thở.
- Từ từ trở về tư thế ban đầu rồi lăp lại động tác.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Nguy cơ ung thư vì tập gym quá sức


Tập gym là phương pháp luyện tập rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở khu vực nội thành. Tuy nhiên, nếu tập gym quá sức và không đúng cách có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trong đó bao gồm cả bệnh ung thư.
Thông thường, sau khi tập luyện hầu hết mọi người đều cảm thấy đau nhức cơ bắp, mệt mỏi… Nhiều người cho rằng đây là chuyện bình thường vì mới tập nên chưa quen. Tuy nhiên thực chất nguyên nhân của tình trạng đó là do tế bào và các mô cơ không được cung cấp đủ lượng ô-xi cần thiết, nên bị trì hoãn hoạt động dẫn đến những biểu hiện trên.
Cơ thể mệt mỏi vì tập gym quá sức Cơ thể mệt mỏi vì tập gym quá sức 

Theo các nhà nghiên cứu Canada, hầu hết những người đến phòng tập gym đều tập luyện quá sức và trên các mô cơ của họ đều xuất hiện sự căng thẳng, tế bào sinh ra những phân tử làm thay đổi cấu trúc DNA, tổn hại tế bào khỏe mạnh, gây lão hóa sớm, và nguy hiểm hơn có thể gây ung thư. 
Hiện Boushel - giảng viên trường Đại học Kinesiology của British Columbia (Canada)  và các chuyên gia khác đang tiếp tục nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc tập luyện gym quá sức với cơ thể. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đang đi tìm lời giải chính xác nhất cho câu hỏi: “Thời gian và cường độ tập thể dục của một người bình thường chính xác là bao nhiêu?”. 
Boushel cảnh báo: “Nếu bạn là người mới đến phòng tập thể dục thì chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng, từ từ và dần dần tăng cường độ theo thời gian, tránh tập quá sức vì điều đó không giúp sức khỏe bạn tốt hơn mà còn gây hại.”

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

4 bài tập thể dục tại văn phòng giúp thư giãn toàn thân

Nếu ngồi làm việc suốt 8 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ rất dễ bị đau nhức và mệt mỏi sau khi tan ca. Huấn luyện viên Trương Duy (Trung tâm California Fitness & Yoga, TPHCM) sẽ hướng dẫn bạn những bài tập thể dục tại văn phòng đơn giản để thư giãn toàn thân nhanh nhất.
Bài tập 1: Cô gái "Múa ba lê"
bai tap the duc tai van phong hinh anh 1
Động tác 1: Ngồi thẳng, đưa tay phải lên đỉnh đầu, tay trái vòng qua ngực chạm nách phải, ngửa đầu ra sau rồi trở lại phía trước.
bai tap the duc tai van phong hinh anh 2
Động tác 2: Đưa hai tay hướng thẳng lên trời, ngón tay thẳng và lòng bàn tay chạm vào nhau, đồng thời đẩy đầu hướng ra phía trước.
Tác dụng: Bài tập thể dục tại văn phòng này giúp thư giãn đốt sống cổ, cơ bắp tay, bả vai và hỗ trợ lưu thông máu lên não.
Bài tập 2: Hông và cơ ngực khỏe khoắn
bai tap the duc tai van phong hinh anh 3
Động tác 1: Bạn ngồi ép sát bụng vào thành bàn, hơi gập người cúi xuống để ngực vừa chạm vào mép bàn là được.
bai tap the duc tai van phong hinh anh 4
Động tác 2: Ngồi trên ghế, hai chân duỗi thẳng, gập người duỗi thẳng tay sao cho hai đầu bàn tay gần chạm vào hai đầu ngón của bàn chân. Lưu ý: Bạn nhớ kết hợp hít thở đều đặn trong lúc tập nhé.
Tác dụng: Tăng cường hông và cơ ngực, lưu thông máu và tránh tích tụ mỡ.
Bài tập 3: Đôi bàn tay mềm dẻo và linh hoạt

bai tap the duc tai van phong hinh anh 5
Động tác 1: Dùng lực của bàn tay và tì mạnh các ngón tay xuống thành bàn.
bai tap the duc tai van phong hinh anh 6
Động tác 2: Đặt tay lên thành bàn, ấn xuống và nhấc lên ngẫu nhiên như đánh đàn piano
Tác dụng: Thư giãn các ngón tay sau khi đánh máy hoặc viết lách, giúp lưu thông các mạch máu và giảm nhức mỏi.
Bài tập 4: Vai và cánh tay đều dẻo dai
bai tap the duc tai van phong hinh anh 7
Động tác 1: Ngồi dựa lưng ghế, đan hai bàn tay lại và đẩy ngược ra phía trước (lòng bàn tay hướng ra ngoài, mu bàn tay hướng vào trong).
bai tap the duc tai van phong hinh anh 8
Động tác 2: Đặt hai bàn tay bên dưới đùi (mu bàn tay tiếp xúc với bề mặt ghế), ngồi thẳng lưng và đè mạnh đùi để kéo căng cánh tay và bả vai ra
Tác dụng: Bài tập thể dục tại văn phòng này giúp xua tan cảm giác nhức mỏi ở bả vai và cánh tay. Bạn hãy thực hiện thường xuyên để tránh các bệnh do ngồi nhiều nhé!



ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Tập dưỡng sinh giúp giảm nguy cơ té ngã

Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí lão khoa Mỹ cho rằng tập dưỡng sinh có thể là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngừa nguy cơ té ngã ở người già.
Theo đó, các nhà khoa học Đài Loan chọn 368 người trên 60 tuổi và được xác định là có nguy cơ té ngã tham gia nghiên cứu. Họ được phân chia ngẫu nhiên tham gia bài tập dưỡng sinh hoặc tập tăng cường sức cơ chi dưới trong 6 tháng. Kết quả theo dõi một năm cho thấy nguy cơ chấn thương do té ngã ở nhóm người tập dưỡng sinh đều đặn ít hơn 50% so với nhóm người còn lại.
Tập dưỡng sinh là sự kết hợp nhịp nhàng giữa tư thế, sự vận động nhẹ nhàng, hơi thở và sự thư giãn tinh thần. Luyện tập đều đặn không những giúp giảm nguy cơ té ngã mà còn tốt cho sức 
khỏe chung.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Bài tập thở giúp bụng phẳng, eo thon sau 3 tháng


Theo ThS Hoàng Khánh Toàn - Trưởng khoa Y học Cổ truyền - BV Quân đội Trung ương 108, béo bụng ngày càng gia tăng, đặc biệt với nhân viên văn phòng. Không chỉ gây nên tâm lý tự ti về ngoại hình, béo bụng còn là căn nguyên của các bệnh lý nguy hiểm khác.
Trong y học cổ truyền còn có một phương pháp khá đơn giản, không tốn kém đem lại hiệu quả đó là tập luyện khí công dưỡng sinh (bài tập thở).
Bài tập thở giúp bụng phẳng, eo thon sau 3 tháng
Kiên trì tập luyện, sau 3 tháng, chị em sẽ có vòng eo săn chắc. Ảnh: Daily Burn
4 bước thực hiện 
Vận động eo và bụng: Hai chân song song mở rộng, hai tay buông xuôi theo thân. Tay phải từ từ giơ lên quá đầu rồi kéo thân gấp về bên trái, chú ý không kéo quá mạnh. Sau đó, trở lại tư thế ban đầu rồi lại giơ tay trái lên quá đầu, gấp người sang phải. Một chu trình hết 40 giây, bắt đầu làm như vậy 6 lần, dần đần tăng lên 12 lần.
Vận động chân: Hai chân đứng mở, chân trái bước rộng một bước ra phía trước, đồng thời ngồi xổm xuống, đầu gối phải quỳ xuống đất, sau đó đứng dậy trở về tư thế ban đầu. Tiếp theo làm lại những động tác trên nhưng với chân bên phải. Chú ý trong quá trình ngồi xổm đứng dậy, lưng phải duỗi thẳng và thả lỏng toàn thân.
Vận động tay và ngực: Ngồi xếp bằng, hai tay qua tầm vai từ từ giơ lên đến hai bên đầu thành hình chữ Y, sau đó hai tay qua trước thân hạ xuống quay hai vòng, làm liên tục 6 lần như vậy, dần dần tăng lên 12 lần. Sau đó, lại giơ hai tay ra phía trước, một tay hướng lên, một tay hướng xuống, hai tay làm thay nhau 24 lần.
Vận động đầu và cổ: Ngồi xếp bằng, hai tay thả lỏng hai bên, đầu và cổ đầu tiên hướng sang phải quay hai vòng, sau đó hướng sang trái quay hai vòng, làm như vậy 4 lần. Tiếp đó, đầu gập ra trước, sau đó từ từ đưa từ bên này sang bên kia 8 lần. Tổng cộng làm 3 lần.
Tập thể nào để hiệu quả?
Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn cho biết, với bài tập trên, mỗi ngày nên thực hiện 1-2 lần, mỗi lần 10-15 phút. Để đạt được hiệu quả, liệu trình tối thiểu phải trên 3 tháng.
Ngoài ra, để bụng phẳng, eo thon, người tập cần chú ý:
- Uống nhiều nước trong suốt cả ngày để giúp loại bỏ chất thải trong cơ thể.
- Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Tránh ăn quá no trong một bữa, tránh ăn đêm.
- Hạn chế tối đa nước có ga và bia rượu, tăng cường sử dụng nước chanh. Chọn các sản phẩm đã tách chất béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo.
- Nói không với đường. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả.
- Chơi thể thao ít nhất 45 phút mỗi ngày, ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm
- Kiểm soát huyết áp, trọng lượng và nồng độ cholesterol trong máu thường xuyên.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Đi bộ đúng mới có tác dụng


Đi bộ = phòng bách bệnh
Bởi tính đơn giản, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, đi bộ là một trong những môn thể dục phổ biến, được ưa chuộng từ thành thị đến nông thôn. Vào sáng sớm hay chiều muộn, nếu có thời gian dạo một vòng quanh bờ hồ, công viên hay vườn hoa, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra từng đoàn người với đủ lứa tuổi cùng nhau đi bộ. Không chỉ có chị em mới chuộng hình thức thể dục này mà rất nhiều nam giới cũng lựa chọn đi bộ để nâng cao sức khỏe thể chất.
Là người thường xuyên đi bộ, anh Nguyễn Văn Thắng (Đống Đa, Hà Nội) tươi cười: “Tôi ngồi văn phòng nhiều, lưng, vai, cổ thường xuyên đau mỏi, thuốc men đủ kiểu mà cũng chỉ đỡ phần nào. Nghe lời khuyên của bà xã, hàng ngày tôi dậy sớm đi bộ thì thấy cơ thể khỏe khoắn hơn nhiều, cảm giác đau nhức cũng bớt dần. Đi nhiều cũng thành quen, hôm nào không vận động thì hôm đó thấy người uể oải, các khớp rệu rạo. Thế nên, ngay cả khi trời mưa, tôi cũng đi bộ, tất nhiên, khi đó chỉ đi loanh quanh trong nhà”.
Các nghiên cứu khoa học khẳng định rằng, dù là hình thức vận động nhẹ nhàng, song đi bộ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: tăng mật độ xương, chống loãng xương,kích thích tiết chất chống lão hóa khớp; kích thích tiêu hóa; tăng tuần hoàn máu; tăng cường sức đề kháng; giảm nguy cơ mắc các bệnh, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim ...
Theo ước tính, trung bình, khi đi bộ khoảng 1,6km, cơ thể sẽ đốt cháy 100 calo. Ở những người luyện tập vừa phải nhưng đều đặn hàng ngày, nguy cơ bệnh tim mạch có thể giảm đến 50%, nguy cơ bệnh tiểu đường giảm 42% so với những người không vận động. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định: những lợi ích này chỉ có được khi chúng ta thực hiện đi bộ đúng cách.
Bí kíp nhỏ, hiệu quả lớn
Theo anh Nguyễn Thành Thắng, một huấn luyện viên đi bộ: Đi bộ chắc chắn là để luyện nhịp tim, luyện sức bền, luyện sự phản xạ, dẻo dai, nên trước khi bắt đầu, bạn cần khởi động để vực dậy toàn hệ thống, đặc biệt là hệ thống thần kinh, hệ thống xương cơ. 
Sau khi cơ thể nóng lên, chúng ta mới bắt đầu thực hiện bài tập. Lúc luyện tập, cần lưu ý phải thả lỏng vai để các khớp không bị cong. Cánh tay vung thoải mái ra cả trước và sau. Khi đi, bước chân vừa phải, không quá ngắn và cũng không quá dài, gót chân nên tiếp đất trước để sức nặng cơ thể trượt dần từ gót đến bàn chân.
Trong đi bộ, việc phối hợp nhịp thở với bước chân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Theo cách thông thường nhất, bạn nên chọn nhịp thở 1:2, nghĩa là 2 bước kết hợp hít vào, 4 bước đi kết hợp thở ra. Để có hiệu quả tốt nhất, bạn nên hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Khi hít, phải thật sâu và khi thở phải thật đều. Lúc mới bắt đầu đi bộ, bạn có thể nói chuyện, nhưng khi tốc độ lên cao, nhịp tim lên cao thì không nên nói chuyện để thần kinh có thể tập trung
Nhiều người sau khi đi bộ nói rằng họ bị mỏi cổ hay mỏi gáy. Điều này chắc chắn không phải do đi bộ gây ra mà bởi vì khi luyện tập, bạn đã cúi đầu quá thấp hoặc ngẩng đầu quá cao. Chính vì vậy, dù đi bộ với vận tốc nào, bạn cũng cần đảm bảo đầu và vai luôn ở tư thế thư giãn nhất.
Thực tế cho thấy, quá trình đi bộ sẽ khiến bạn đổ mồ hôi và khát nước. Để khắc phục trình trạng này, không ít người đã mang bình nước theo bên mình. Như thế là hoàn toàn chính xác, tuy nhiên, bạn nên đeo bình nước ở bên hông chứ không nên cầm trên tay vì nó có thể ảnh hưởng đến tư thế đi bộ. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu thường xuyên phải cầm nắm khi đi bộ, bạn sẽ có nguy cơ bị chùn vai hay đau cánh tay.
Cũng như nhiều môn thể thao khác, khi mới bắt đầu xuất phát, bạn không nên dồn toàn bộ sức lực để đi bộ thật nhanh vì nó sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng, dễ kiệt sức khiến bạn không thể hoàn thành quãng đường như mong muốn.
Quan trọng hơn, nó chính là nguyên nhân gây tổn thương cơ bắp, khiến bạn thấy cơ thể vô cùng nhức mỏi. Chính vì vậy, khi mới xuất phát, nên bước đi nhẹ nhàng để máu có thể từ từ luân chuyển đến các cơ. Khi đã đạt được tốc độ nhất định, bạn cũng không nên dừng bài tập ngay lập tức mà cần giảm dần tốc độ trước khi nghỉ ngơi.
Là một môn thể dục đơn giản, song để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn cần kiên trì rènluyện hàng ngày, mỗi lần tối thiểu trong 30 phút. Để tránh nhàm chán khi luyện tập, hãy thường xuyên thay đổi cung đường.
Ai không nên đi bộ?
Những người đang trong tình trạng hoặc có dấu hiệu: chóng mặt, khó thở, rối loạn tuần hoàn não nặng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp, thoái hóa khớp, lỏng khớp, viêm gót chân, bàn chân, viêm tắc động, tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch chân, phù 2 chi dưới, đau cơ, teo cơ, mệt mỏi, hành kinh, thai đạp mạnh, hen suyễn, đau mắt, nhức đầu nặng... thì không nên đi bộ bởi nó sẽ làm tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tư thế yoga trị đau nửa đầu hiệu quả hơn cả thuốc


Tu the yoga tri dau nua dau hieu qua hon ca thuoc
Tư thế chào dài. Hướng dẫn thực hiện: Quỳ trên mặt đất, đầu gối mở rộng ra ngoài; Hạ thấp ngực xuống đầu gối, đưa vai và cánh tay về phía trước mặt, lòng bàn tay chạm đất; Cằm nhẹ nhàng gập lại về phía ngực, trán chạm đất (hoặc gối nếu bạn muốn). Ảnh: Yoga Hương Trung.
Tu the yoga tri dau nua dau hieu qua hon ca thuoc-Hinh-2
Động tác này giúp cho tinh thần con người trở nên thư thái, giảm stress. Việc điều trị bệnh vì thế cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ điều trị bệnh bằng thuốc đặc trị đau nửa đầu thông thường. Ảnh: Tạp chí Yoga.

Tu the yoga tri dau nua dau hieu qua hon ca thuoc-Hinh-3


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Điều trị chứng đau nửa đầu hiệu quả nhờ tập yoga

Nếu bạn có dấu hiệu của đau đầu dữ dội kèm theo rối loạn thị lực, buồn nôn hoặc ói mửa, ngứa ran tứ chi... thì khả năng cao bạn đã mắc chứng đau nửa đầu nguy hiểm.

Những triệu chứng này nếu nặng thêm có thể dẫn tới những biến chứng như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, đột quỵ, … ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của bạn.
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới đau nửa đầu là căn bệnh khó vô hiệu hóa thứ 8 trong tất cả các bệnh. Cũng theo một cuộc khảo sát của Quỹ nghiên cứu quốc gia về đau đầu tại Mỹ, chứng đau nửa đầu ở phụ nữ cao gấp 3 lần so với nam giới.
Điều trị chứng đau nửa đầu hiệu quả nhờ tập yoga - Ảnh 1Bệnh đau nửa đầu có thể giảm bớt nhờ luyện tập yoga thường xuyên

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Yoga Journal, những người mắc bệnh này có hy vọng giảm bớt những cơn đau trời giáng bằng cách tập luyện yoga kết hợp với thuốc giảm đau và bổ sung các chất chống gốc tự do từ thiên nhiên.
Nghiên cứu trên được thực hiện trên các bệnh nhân mắc chứng đau nửa đầu trong vòng 6 tuần. Họ tập yoga liên tục 5 ngày/tuần, và có nhật ký ghi chú những chuyển biến qua từng ngày tập.
Theo đó, bệnh nhân luyện tập yoga theo động tác Svanasana (tư thế xác chết), hít thở sâu, thư giãn và thả lỏng cơ thể. Sau khi kết thúc thử nghiệm, các bệnh nhân đã giảm hẳn căng thẳng. lo lắng, chán nản, giận dữ, tần số và mức độ của những cơn đau đầu cũng giảm đi đáng kể.
Kết quả nghiên cứu là một tín hiệu đáng mừng cho những người mắc bệnh đau nửa đầu. Nhưng trước khi bắt đầu luyện tập yoga, bạn tới gặp bác sĩ để tham khảo ý kiến và nhận được những tư vấn tốt nhất.
Sau khi nhận được sự cho phép của bác sĩ, bạn nên tìm những lớp học yoga đơn giản, nhẹ nhàng, dạy các tư thế giảm căng thẳng và phục hồi như Hatha hay Kundalini, …


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2016

Bài tập giữ dáng ngay tại bàn làm việc


Bài tập khởi động
Bài tập này được trung tâm Fussion Bodyworks cung cấp dành riêng cho giới văn phòng, đặc biệt là nữ bởi khả năng đánh tan vùng mỡ bụng hiệu quả.
Động tác 1: Ngồi xoay người tại chỗ
Hãy ngồi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng và tay chống hông. Cố định mông và xoay người sang bên trái 10 lần, bên phải 10 lần. Mỗi lẫn xoay, điều bạn cần làm là cố gắng quay người về phía sau, càng nhiều càng tốt.
Động tác 2: Cúi người
Ngồi thẳng như động tác 1, 2 tay để thoải mái trên lên đùi. Nhẹ nhàng cúi người, gập bụng, mặt hướng về đùi, hai cánh tay vẫn kê lên đùi và với lấy hai bàn chân phía dưới. Giữ nguyên tư thế trong vòng 30s sau đó về lại tư thế ban đầu. Phân bố đều sao cho, động tác này bạn có thể thực hiện 10 đến 15 lần/ ngày
Động tác 3: Xoa bụng
Tư thế ngồi thẳng như 2 động tác trên, hai bàn tay đặt ngang bụng, đầu hai ngón tay giữa chạm nhau. Bắt đầu di chuyển hai bàn tay sang phải, rồi sang trái. Bài tập này phải thực hiện liên tục trong khoảng 3 phút.
Bài tập Body Weight Squat
Bài tập này có khả năng kiểm soát cân nặng rất tốt, tuy động tác đơn giản song người tập cần chú ý một số kỹ năng kiểm soát hơi thở.
Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng, lưng cong tự nhiên, 2 chân giang rộng bằng vai, hai tay đưa ra phía trước, song song với mặt đất.
Từ từ hạ thấp phần dưới cơ thể bằng cách hạ đầu gối và đẩy hông ra sau, sau đó trả lại tư thế chuẩn bị một cách chậm dãi.
Chú ý:
Luôn thả lỏng cơ lưng, mắt nhìn thẳng, đầu ngẩng bình thường, không cúi thấp cũng không ngẩng lên cao.
Hai đầu gối giữ khoảng cách bằng với hai mũi chân và không được để đầu gối vượt quá mũi chân khi hạ thấp người.
Khi hạ người, phải hít vào thật sâu bằng mũi. Nín hơi trong quá trình trở lại tư thế ban đầu, và thở mạnh ra bằng miệng ngay khi trở về tư thế chuẩn bị.
Bài tập Wall squat
Chỉ cần có một khoảng tường trống, ngay lập tức bạn có thể triển khai được bài tập này.
Đứng thẳng song song với tường. Giữ lưng thẳng đứng, sau đó hít vào thật sâu, đông thời từ từ hạ mông sao cho đùi và tường tạo thành một góc vuông, lưng áp sát vào tường. Giữ tư thế này cố định trong khoảng từ 30-60 giây. Trong quá trình giữ, bạn thả lỏng cơ lưng và hít thở bình thường.
Bài tập Nằm sấp nâng chân
Bài tập này khá đơn giản nhưng cực tốt cho gân kheo, đùi sau và cơ bụng của bạn.
Đầu tiên bạn nằm sấp xuống sàn, áp toàn bộ phần từ bàn tay đến khuỷu tay xuống sàn để làm điểm tựa. Đối với chân, sử dụng mũi chân làm điểm tiếp xúc với sàn. Sau đó, nâng một chân lên khỏi mặt đất, giữ tư thế đó khoảng từ 10-15 giây. Tiếp tục thực hiện như vậy từ 10-12 lần cho cả hai chân.
Bài tập Chống đẩy ngược
Đứng quay lưng lại với bàn hoặc ghế tại văn phòng (chú ý, bàn và ghế phải được cố định) sau đó đặt hai tay lên bàn để chống giữ thân người. Sử dụng mặt phẳng thấp hoặc kê chân lên để sao cho thân người và chân gần như vuông góc với nhau.
Tiếp đó, từ từ hạ tay thấp xuống để cơ thể thấp tối đa có thể, tuy nhiên, không được để mông chạm đất. Giữ nguyên tư thế đó khoảng 2-3 giây và dùng tay đẩy về vị trí ban đầu. Bài tập này nên được thực hiện liên tục khoảng 15-20 lần mỗi ngày.

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Lý do không nên tập luyện quá sức


Không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất, tập luyện còn giúp giảm căng thẳng tinh thần và nguy cơ mắc các bệnh như Alzheime. Tuy nhiên, tập luyện quá nhiều chưa hẳn đã tốt mà còn có thể gây nguy hại cho xương. Dưới đây là những lý do bạn không nên tập luyện quá sức.
Làm cho xương giòn
Nếu bạn tập luyện quá sức, xương có thể bị giòn và các khớp dễ mỏi. Ngoài ra, tập luyện nhiều cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sụn khiến chúng trở nên yếu hơn.
Tập luyện sai cách có thể gây nguy hiểm
Nếu bạn đang bị bệnh về xương như loãng xương và tập luyện không có người hướng dẫn, bạn có thể gặp nguy hiểm. Tập sai cách có thể làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm và khiến xương trở nên yếu.
Lý do không nên tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức có thể gây hại cho xương
Xốp xương
Đối với các vận động viên đặc biệt là vận động viên nữ, các hoạt động thể chất như chạy đường dài mà không có thể độ ăn uống cân bằng với nhiều canxi và các dưỡng chất khác có thể bị những bệnh như xốp xương, loãng xương…
Chấn thương xương
Nếu bạn tập luyện quá nhiều, xương có nguy cơ bị tổn hại. Điều quan trọng là cần tập luyện dưới sự hướng dẫn hợp lý. Tránh tập quá sức, quá nhanh vì chúng có thể gây rạn xương do quá sức.
Bơi không cải thiện sức khỏe xương
Để tăng cường sức khỏe xương, bạn nên thử những bài tập mang trọng lượng như đi bộ, chạy, cử tạ. Những bài tập như đạp xe hay bơi lội là những bài tập không mang trọng lượng và do vậy không cải thiện sức khỏe của xương.
Không phải tất cả các bài tập đều tốt cho xương
Mặc dù tập luyện là cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp nhưng bạn nên kiểm soát tập luyện. Ngoài ra, phác đồ tập luyện cần phù hợp với sức khỏe của bạn. Bạn nên chọn giày và quần áo phù hợp để không gặp bất cứ rắc rối nào trong khi tập. Hãy thực hiện các động tác một cách nhẹ nhàng để tránh các chấn thương đột ngột.
Thực phẩm cũng rất quan trọng
Cho dù bạn tập luyện thế nào, nếu thiếu những thực phẩm chứa các dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D và các dưỡng chất khác, sức khỏe của xương sẽ không được đảm bảo và cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch chung.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

5 bài tập giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều


5 bài tập giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều
Bài tập 1: Chuẩn bị một cái ghế vững chắc, đặt 2 tay lên cạnh ngoài của ghế, khoảng cách rộng bằng vai. Từ từ hạ thấp cơ thể, trượt mông dọc theo thành ghế, uốn cong khuỷu tay, đồng thời cong chân một góc 45 độ. Tiếp tục nâng cơ thể lên, giữ vài giây rồi lặp lại động tác này khoảng 10 lần.
5 bài tập giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều
Bài tập 2: Dang 2 cánh tay trước mặt, song song với sàn nhà, đứng thẳng trước ghế. Hai chân mở rộng hơn một chút so với chiều rộng của hông. Từ từ ngồi xuống ghế, nhưng không cần ngồi xuống hoàn toàn và đảm bảo rằng đầu gối của bạn không di chuyển quá nhiều. Sau đó, bạn tiếp tục dồn trọng lượng vào gót chân, siết chặt mông và đứng lên khỏi ghế. Lặp lại động tác này 20 lần.
5 bài tập giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều
Bài tập 3: Chuẩn bị ở tư thế chống đẩy trên sàn nhà. Đảm bảo vai của bạn tạo sức nặng trên cổ tay. Nâng bàn tay trái lên chạm vào vai phải, trở về vị trí ban đầu, rồi nâng bàn tay phải lên chạm vào vai trái. Chú ý giữ nguyên chân và hông trên một đường thẳng. Lặp lại động tác này 30 lần.
5 bài tập giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều
Bài tập 4: Đứng thẳng với hai bàn chân rộng bằng hông. Bắt đầu chạy tại chỗ đồng thời nâng đầu gối cao bằng thắt lưng. Hai tay vung theo nhịp từng bên chân. Chú ý giữ cơ thể luôn thẳng đứng và tập nguyên tại một chỗ. Lặp lại động tác này 20 lần.
5 bài tập giúp bạn tỉnh táo vào buổi chiều
Bài tập 5: Tư thế chuẩn bị nằm sấp xuống mặt phẳng, hai tay chống vào ghế, 2 chân thẳng, mở rộng, mũi chân chống xuống đất. Uốn cong cánh tay của bạn từ từ cho đến khi khuỷu tay đạt đến một góc 90 độ, sau đó đẩy thân lên và mở rộng cánh tay trở lại vị trí ban đầu. Động tác này lặp lại 10 lần.


Cải thiện vòng 1 với động tác chống đẩy “không tốn sức”


Bài tập dành cho người lười
Từ các bài tập thể dục tại nhà cho tới tập gym chuyên nghiệp, hít đất là động tác rất cơ bản và phổ biến với nhiều tác dụng như: Săn chắc cánh tay, giảm mỡ bắp tay, thon gọn eo, kích thích cơ vòng 1 săn lại và phát triển… Tuy nhiên, để thực hiện được động tác này đúng cách và thường xuyên là cả một vấn đề. Ngoài việc tốn sức, hít đất còn dễ thực hiện sai tư thế và gây đau lưng.
Từ chuyển động cơ bản của hít đất, động tác chống đẩy với tường đã ra đời, khắc phục những nhược điểm như mệt mỏi, đau lưng… để phù hợp với phái nữ hoặc bạn có sức khỏe hạn chế. Thay vì dùng mặt phẳng là sàn, bạn chỉ cần chống tay lên tường và đưa người ra trước – sau đều đặn. Tuy đơn giản nhưng động tác này lại có cả tá ích lợi "nghe là mê" đấy!
- Làm đẹp vòng 1: Ngoài mỡ là cấu tạo chính, vòng 1 còn có các thớ cơ mà chúng ta ít có cơ hội vận động. Chống đẩy với tường sẽ làm săn cơ ngực, cho vòng 1 căng tròn, khỏe khoắn.
- Săn chắc vai và tay: Mỡ ở vai và tay sẽ được đánh tan nhanh chóng nếu thực hiện động tác này thường xuyên. Bạn cũng không cần lo lắng về việc lên cơ như các bài tập tay nặng kiểu nâng tạ.
- Nâng cao sức bền: Đây là bài tập nên thực hiện hàng ngày, giúp sức khỏe dẻo dai và tăng khả năng làm việc hơn. Nếu bạn thường cảm thấy lờ đờ, mệt mỏi… Hãy dành ra 15’ mỗi ngày để chống đẩy với tường, giúp cơ thể năng động hơn nhé!
- Chữa đau cổ, đau lưng: Ngồi nhiều, nằm sai tư thế… là những thói quen xấu thường gặp khiến chúng ta đau lưng và cong vẹo cột sống. Bài tập này sẽ giúp xoa dịu cơn đau tức thì, "chỉnh hình" lại cột sống, cho bạn dáng đi thẳng và đẹp.
Cùng thử ngay động tác chống đẩy với tường theo hướng dẫn dưới đây:
Cải thiện vòng 1 với động tác chống đẩy “không tốn sức” - Ảnh 1.
Thực hiện đúng, bạn sẽ cảm thấy cơ vai, ngực và tay hơi căng nhưng không đau lưng. Lưu ý là trong quá trình chống đẩy, bạn phải luôn giữ thẳng lưng như hình nhé!
Cải thiện vòng 1 với động tác chống đẩy “không tốn sức” - Ảnh 2.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tháo gỡ 5 hiểu lầm phổ biến về yoga


Yoga đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Thế nhưng, rất có thể nhiều người vẫn hiểu sai về yoga, dẫn tới những nghi ngại và cản trở bạn đến với trào lưu sống khỏe đang được hàng triệu người hưởng ứng. Dù bạn là ai, và đang sống ở đâu, thì cũng có thể tập yoga mà không phải lo lắng về những tin đồn vô căn cứ.
1. Không cần phải biết uốn dẻo thì mới tập được yoga
Tháo gỡ 5 hiểu lầm phổ biến về yoga
(Ảnh: yogabycandace)
Trong những hình ảnh minh họa phổ biến về yoga, bạn thường thấy những động tác khó như vào vươn người chạm tay được vào ngón chân, hay phải uốn cong chân ra sau giống như những diễn viên xiếc. 

Tuy nhiên, sự thật là bạn không cần phải có năng khiếu uốn dẻo hay làm xiếc thì mới tập được yoga, mà ngược lại, chính quá trình tập yoga sẽ cải thiện mức độ dẻo dai của bạn.
Khi bắt đầu luyện tập, giáo viên chỉ khích lệ bạn cố gắng ép dẻo hết khả năng của bản thân, rồi dần dần, bạn sẽ thấy cơ thể linh hoạt và dẻo dai hơn, từ chỗ không thể duỗi thẳng chân còn có thể biến thành một cô gái biết xoạc ngang, xoạc dọc như vận động viên chuyên nghiệp.
2. Béo hay gầy đều có thể tập yoga
Tháo gỡ 5 hiểu lầm phổ biến về yoga
(Ảnh: eatthis)
Cũng vì sự phổ biến của những bức ảnh minh họa mà nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, yoga chỉ là bộ môn dành cho những người có thân hình cân đối. Rất khó để tìm thấy những video clip dạy tập yoga mà người hướng dẫn có thân hình mập mạp. Nhưng điều đó không hề phản ánh đúng bộ mặt của yoga.
Dù bạn gầy trơ xương hay béo phì khó vận động, thì yoga vẫn có thể là lựa chọn của bạn. Thậm chí, yoga còn là bộ môn hỗ trợ tích cực cho bạn giảm cân hiệu quả.Chỉ cần nhận được đúng sự hướng dẫn, làm quen với những động tác thích hợp với cá nhân, thì yoga sẽ không làm khó bạn, và đều có tác dụng giúp bạn điều chỉnh sức khỏe của mình.
3. Yoga hỗ trợ giảm cân tốt
Tháo gỡ 5 hiểu lầm phổ biến về yoga
(Ảnh: girlslovefit)
Bạn có thể nghĩ rằng, chỉ những động tác thật nhanh, thật mạnh thì mới có tác dụng giảm cân,còn yoga chỉ nhẹ nhàng dịu dàng như múa thì làm sao giúp đốt cháy calo hiệu quả? Sai nhé, thực chất yoga có khả năng hỗ trợ giảm cân rất tốt, chính từ việc điều hòa nhịp hít thở, tăng cường sức bền, giảm căng thẳng, khiến cho hệ trao đổi chất làm việc hiệu quả hơn.
Bạn sẽ có lối sống chậm rãi hơn, từ bỏ được những thói quen ăn uống không lành mạnh, hormone cân bằng, giảm tích trữ mỡ thừa. Nhiều bài tập yoga cũng có tác dụng làm thon gọn vòng eo, tăng số đo vòng 1 và vòng 3, cho bạn thân hình cân đối mà nhiều môn thể dục khác chưa chắc đã đạt được.
4. Yoga không mang nặng tính tôn giáo
Tháo gỡ 5 hiểu lầm phổ biến về yoga
(Ảnh: groupon)
Mặc dù yoga có nguồn gốc từ đạo Phật và đạo Hindu, mang nhiều triết lý liên quan đến hai tôn giáo này, nhưng việc tập yoga không phải là một hoạt động tôn giáo. Dù bạn là người không theo tín ngưỡng nào, hoặc là người Công giáo, Hồi giáo... đều có thể tập yoga. Khi tập yoga, bạn chỉ cần tập trung vào vấn đề thể chất, không phải thay đổi đức tin, không phải tụng kinh hay tôn thờ bất cứ vị thần thánh nào cả.
5. Nam hay nữ đều có thể tập yoga
Tháo gỡ 5 hiểu lầm phổ biến về yoga
(Ảnh: flmtraining)
Mặc dù hiện nay, đa phần người tập yoga là nữ giới, nhưng bạn đừng quên rằng, thực chất nam giới mới là những người sáng tạo ra bộ môn này từ hàng ngàn năm về trước. Nhiều người cho rằng sự nhẹ nhàng, chậm rãi của yoga không thích hợp với nam giới, hoặc nam giới không đủ linh hoạt, không thể uốn dẻo theo các động tác yoga. 

Nhưng hiện nay, có rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp đã tập yoga để hỗ trợ cho thể chất của mình, giúp thư giãn, phục hồi cơ bắp, hạn chế chấn thương.
Dù là nam hay nữ, người đồng tính, song tính, chuyển giới thì bạn đều có thể tập yoga, yoga không đề ra bất cứ một rào cản giới tính nào cho người tập. Và cũng gần như chẳng có bất cứ giới hạn nào về đối tượng người tập yoga, không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, kể cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hay người khuyết tật đều có thể tập yoga.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons