Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Bạn bị đau lưng, đừng bỏ qua 10 tư thế yoga sau

1. Nằm ngửa căng gân khoeo (Supine Hamstring Stretch)
Tác dụng: Tư thế giúp kéo căng toàn bộ cơ ở chân, hông. Từ đó làm dẻo khớp hông và giúp vùng thắt lưng được thư giãn.
Thực hiện: Nằm ngửa, co 1 chân lên hướng trần nhà, dùng một chiếc khăn dài, vòng qua gan bàn chân và dùng nó để kéo chân dần dần về phía ngực, không cong đầu gối. Cố gắng giữ chân còn lại thẳng, áp sát mặt sàn. Khi lưng dưới của bạn có cảm giác được kéo căng, hãy giữ nguyên tư thế lâu nhất có thể và lặp lại với chân kia.
2. Xoắn đầu gối (Two-Knee Twist)
Tác dụng: Tư thế giúp phần hông, thắt lưng được chuyển động nhịp nhàng, thư giãn, từ đó giảm đau thắt lưng, đồng thời kéo giãn 2 bả vai.
Thực hiện: Nằm ngửa, hai tay rang rộng, vuông góc với thân người, bàn tay úp xuống mặt sàn. Gập hai đầu gối lại, áp sát nhau và nghiêng về một bên. Giữ hai vai ép xuống mặt sàn một cách vững chắc, không bị cong. Giữ tư thế trong khoảng 1-2 phút và lặp lại với bên kia.
3. Đầu người, mình sư tử (Sphinx)
Tác dụng: Tư thế này sẽ giúp thư giãn cột sống lưng, các cơ và dây chằng vùng lưng, đồng thời căng cơ bụng hiệu quả.
Thực hiện: Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, dồn lực cơ thể lên trên cánh tay, bàn tay, khuỷu tay đặt ở vị trí phía dưới vai sao cho bắp tay vuông góc với mặt sàn. Mặt hướng về phía trước, bụng và ngực ưỡn thẳng. Giữ tư thế trong 1-3 phút.
4. Chim bồ câu (Pigeon)
Tác dụng: Tư thế giúp kéo căng cơ đùi, hông, hai bả vai, từ đó giúp cột sống được thư giãn.
Thực hiện: Nằm sấp, hai chân và hai tay duỗi thẳng. Tiếp đó co một chân lên, gập gối và đặt trước ngực, gần cằm, giữ thẳng chân còn lại và hai tay. Hãy tưởng tượng, chân co lên sẽ thay thế cho một chiếc gối mà bạn đặt trước bụng và nằm sấp khi ngủ. Giữ tư thế trong 2-3 phút và sau đó chuyển sang bên chân còn lại.
5. Dựng chân lên tường (Legs Up the Wall)
Tác dụng: Tư thế giúp thư giãn cơ bắp ở phần lưng dưới và hông rất hiệu quả.
Thực hiện: Bạn chọn một vị trí chân tường phù hợp, nằm sát và vuông góc với tường, hai chân giơ cao và áp vào tường. Khi đó phần thân sẽ vuông góc với hai chân và tường, giữ nguyên tư thế trong khoảng 3-5 phút.
6. Tư thế em bé (Child's Pose)
Tác dụng: Tư thế giúp kéo căng cơ bắp hai tay, lưng và thư giãn cổ cũng như hai vả vai.
Tư thế này giúp căng cơ hông, tứ chi, và lưng.
Thực hiện: Quỳ gối trên sàn nhà, bàn chân ngửa, ngồi trên gót chân. Cúi gập người xuống sao cho phần thân trên nằm giữa hai bên và trán chạm mặt sàn. Hai tay duỗi thẳng ra phía trước, lòng bàn tay úp xuống mặt sàn. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 1 phút. Có thể lặp lại nếu muốn.
7. Tư thế tam giác (Triangle Pose)
Tác dụng: Tư thế giúp căng cơ lưng, chân và cơ bắp dọc hai bên thân, hông, đồng thời giúp bạn giảm căng thẳng tốt.
Thực hiện: Ðứng thẳng, hai chân dạng ra thoải mái tạo thành góc 45 độ. Hít vào, nghiêng người qua bên phải đồng thời đưa tay trái hướng thẳng lên một góc 90 độ so với mặt đất. Tay phải duỗi thẳng, ngón tay chạm đất. Giữ tư thế và hít thở 3-5 nhịp, trở về tư thế đứng thẳng. Làm ngược lại về phía phải.
8. Tư thế con mèo/con bò (Cat and Cow Pose)
Tác dụng: Tư thế giúp phần thắt lưng và toàn bộ cột sống được thư giãn, chuyển động nhịp nhàng để trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.
Thực hiện: Quỳ gối, đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay song song với nhau, khoảng cách rộng bằng vai. Hai cánh tay song song với hai chân, vuông góc với mặt sàn. Đầu thẳng, hướng về phía trước. Hít vào, giữ toàn thân thẳng, đẩy bụng xuống dưới sàn (tư thế con bò). Thở ra, hóp bụng và nâng cột sống lên phía trên trần nhà (tư thế con mèo). Đầu cúi xuống. Lặp đi lặp lại từ 10-20 lần.
9. Đứng gập mình (Standing Forward Bend)
Tác dụng: Tư thế này giúp kéo căng cơ hông, lưng, giảm căng thẳng và mang lại sự dẻo dai cho cơ thể.
Thực hiện: Đứng hai chân mở rộng, sau đó cúi gập người xuống, hai tay đan vào nhau và vòng qua đầu. Tư thế này đòi hỏi bạn phải thư giãn phần đầu và cổ, ngoài ra bạn có thể thay đổi động tác ở cánh tay để cảm thấy thoải mái hơn. Cố gắng giữ nguyên cơ thể trong vòng 1 phút. Hai tay ôm lấy đầu hoặc ôm lấy chân nếu có thể, chân giữ thẳng.
10. Tư thế con chó (Upward-Facing Dog)
Tác dụng: Tư thế này giúp căng cơ ngực, cơ bụng kết hợp với lưng giúp cơ thể dẻo dai.
Thực hiện: Nằm sấp trên sàn nhà. Hai lòng bàn tay chạm sàn, dùng nó để nâng phần thân trên lên, hai cánh tay không trùng. Từ bụng dưới đến chân chạm mặt sàn. Ưỡn ngực căng về phía trước, đầu ngước lên, nhìn thẳng. Giữ tư thế trong 5-6 nhịp thở và lặp lại nếu cần.
Theo Song Lê - Sức khỏe gia đình


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thở dài, biện pháp dưỡng sinh đơn giản không ngờ

Trên thực tế, việc thở dài đóng vai trò thiết yếu, giúp phổi của chúng ta hoạt động hiệu quả.
Thở dài không hẳn có nghĩa là bạn đang buồn bực. (Ảnh: Portland Therapy Centre)Thở dài không hẳn có nghĩa là bạn đang buồn bực. (Ảnh: Portland Therapy Centre)
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ) và Đại học Stanford đã phát hiện ra rằng thở dài là một phản xạ duy trì sự sống, ngăn các túi khí trong phổi - còn gọi là phế nang - bị xẹp.
“Phổi người có diện tích bề mặt lớn ngang một sân tennis, và tất cả được gấp gọn lại trong lồng ngực nhờ sự tồn tại của 500 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Mỗi phế nang có dạng hình cầu nhỏ đường kính khoảng 0,2mm”, Jack Feldman, giáo sư sinh học thần kinh tại UCLA, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Các phế nang bảo đảm cho khí oxy có thể đi lẫn vào máu dễ dàng qua màng phổi. Giáo sư Feldman mô tả chúng giống như những “bong bóng ướt”.
GS Jack Feldman nói: “Nếu bạn từng thử thổi một quả bóng ướt, bạn sẽ thấy rất khó, bởi nước làm phần bên trong quả bóng dính lại với nhau. Đó là chuyện sẽ xảy ra khi phế nang bị xẹp, và bất cứ khi nào chúng xẹp, phần bề mặt đó của phổi không thể trao đổi khí được nữa”.
Thở dài giúp phổi duy trì hoạt động bình thường. (Ảnh: Huffington Post)Thở dài giúp phổi duy trì hoạt động bình thường. (Ảnh: Huffington Post)
Nói cách khác, nếu con người không thể thở dài, phế nang sẽ không phồng lại như cũ, và phổi sẽ không hoạt động. Ông cũng cho biết cách duy nhất để phế nang lại nở ra chính là hít một hơi sâu, và con người có xu hướng làm điều này mỗi 5 phút một lần.
“Thời gian đầu khi dùng những thiết bị hỗ trợ như phổi sắt, người bệnh chỉ được tiếp khí với lượng đủ cho phổi bình thường, và nhiều người đã chết vì phế nang của họ bị vỡ. Nhưng bây giờ, nếu bạn thấy có người dùng máy hô hấp nhân tạo, bạn sẽ để ý rằng cứ vài phút lại có một tiếng thở lớn”.
Theo GS Feldman, thở dài có nghĩa là thở hai lần, và không nhất thiết phải là một hơi thở ra có âm thanh lớn như khi bạn bực tức hay trút được gánh nặng.
Tuy nhiên cũng theo GS Feldman, những tiếng thở dài thực tế lại có liên quan đến cảm xúc theo một cách khác, bởi tỷ lệ thở dài tăng lên khi ai đó đang gặp căng thẳng.
(Ảnh: Inspirich)(Ảnh: Inspirich)
Một trong những điều xảy ra với cơ thể bị căng thẳng là não sẽ sản sinh ra các phân tử gọi là peptide - một đơn vị con của chuỗi protein. Một số peptide còn được gọi là “peptide có nguồn gốc bombesin.”
Các nhà khoa học cho biết bombesin không tồn tại trong cơ thể động vật có vú, và thực chất đó là một dạng độc tố được tìm thấy trong da của cóc tía. Theo các nhà khoa học, nghiên cứu có khả năng được ứng dụng vào sự phát triển của dược học nhằm chữa trị những bệnh nhất định.
Với những ca rối loạn lo âu, người mắc bệnh có thể thở dài rất nhiều và dễ bị suy nhược. Và cũng có một số người thở dài rất ít, dẫn đến các vấn đề về hô hấp và phổi kém hoạt động.
Theo M.Nguyên - VnTinnhanh - Đại Đoàn Kết


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

10 động tác đơn giản giúp cằm thon gọn



10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 1
Động tác 1 (Ấn lưỡi): Theo Live Strong, đầu tiên, bạn ngồi thẳng lưng, ngẩng đầu nhìn lên trần nhà. Sau đó, ấn lưỡi về phía vòm miệng, cúi thấp để cằm ấn sâu vào cổ, giữ lưng thẳng. Tiếp theo, thả lỏng lưỡi, thẳng cổ và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 20 lần.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 2
Động tác 2 (Bĩu môi): Từ tư thế ngồi hoặc đứng, đẩy môi dưới ra giống như đang bĩu môi, giữ trong một giây. Sau đó, giữ nguyên môi như vậy, cúi thấp cằm sâu vào cổ như động tác 1, vẫn giữ thẳng lưng. Tạm dừng và giữ trong 1 giây, lặp lại trong 20 lần.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 3
Động tác 3 (Chữ O): Thẳng lưng, thả lỏng vai, ngửa cổ nhìn lên trần nhà. Chụm 2 môi tạo thành chữ O, giữ tư thế trong 20 giây. Bạn sẽ cảm thấy 2 bên cổ co trực tiếp dưới quai hàm. Sau đó, thư giãn miệng và hạ thấp cằm để trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 2 lần, mỗi lần 10 cái.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 4
Động tác 4 (Hôn trần nhà): Ngửa đầu nhìn lên trần nhà, sau đó cố gắng chu môi càng cao càng tốt. Bạn sẽ cảm thấy sự căng chặt khắp cổ và cằm. Giữ tư thế trong năm giây, sau đó thư giãn môi và hạ thấp cằm về vị trí ban đầu. Thực hiện 2 lần, mỗi lần 10 cái.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 5
Động tác 5 (Xoay cằm): Đứng hoặc ngồi thẳng lưng, từ từ xoay đầu để cằm di chuyển thành 1 vòng tròn từ vai này sang vai kia. Lặp lại 10 lần, sau đó đổi bên. 
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 6
Động tác 6 (Kéo cổ): Ngồi trên sàn nhà, đặt tay phải trên sàn nhà, vòng cánh tay trái qua đỉnh đầu chạm vào tai phải. Cúi đầu về phía vai, sử dụng bàn tay trái nhẹ nhàng ấn đầu và tai xuống thấp. Sau đó đưa bàn tay phải đặt lên cánh tay phải, dùng lực nhẹ từ từ ấn vai xuống. Giữ tư thế trong 10 giây. Thả tay, trở về vị trí ban đầu và đổi bên. Lặp lại 3 lần.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 7
Động tác 7 (Tập hàm): Di chuyển hàm lên và xuống như đang nhai, miệng ngậm, hít sâu rồi mở miệng rộng nhất có thể, đầu lưỡi ấn nhẹ vào phía trong hàm răng dưới. Giữ vị trí này hít vào thở ra. Giữ vị trí nà hít vào thở ra khoảng 90 giây. Thực hiện 2 lần
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 8
Động tác 8 (Tập cổ): Đặt ngón tay cái và ngón tay trở ở 2 bên xương hàm. Dùng tay đẩy cổ hướng lên và dùng lực của đầu và cổ hướng xuống. Giữ tư thế này trong 30 giây, sau đó thả tay và di chuyển cổ trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 3 lần.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 9
Động tác 9 (Lè lưỡi): Đứng hoặc ngồi ở một vị trí thoải mái. Mở miệng rộng và đưa lưỡi ra hết sức có thể để cảm thấy cằm và cổ thắt chặt. Giữ nguyên tư thế và đếm đến 10. Sau đó thư giãn và trở về vị trí ban đầu. Lặp lại 10 lần.
10 dong tac don gian giup cam thon gon hinh anh 10
Động tác 10 (Nâng đầu): Nằm ngửa trên cạnh gường sao cho 2/3 đầu đặt ở ngoài giường, từ từ nâng và uốn cong về phía ngực, giữ vai phẳng trên giường. Giữ trong 10 giây, sau đó, thả lỏng và trở về vị trí ban đầu. Thực hiện liêp tiếp 2 lần, sau đó ngồi dậy và nghỉ trong 10 giây. Sau đó lặp lại 3 lần.
Theo Phương Mai - Zing.vn

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

13 bệnh ung thư có thể phòng ngừa nhờ tập thể dục

Đôi khi thật khó khăn để bước đến phòng gym. Giờ đây, bạn đã có động lực mới để duy trì thói quen luyện tập: Vận động thực sự giúp bạn hạn chế rủi ro ung thư.
13-benh-ung-thu-co-the-phong-ngua-nho-tap-the-duc
Ảnh: Fox News.
Theo Fox News, các nhà khoa học đã phân tích thông tin từ 1,4 triệu người Mỹ và châu Âu trong 11 năm về mức độ tham gia các hoạt động thể chất như đi bộ, bơi, chạy trong thời gian rảnh rỗi. Kết quả, người thường xuyên tập thể dục giảm nguy cơ mắc 13 bệnh ung thư so với người lười vận động. 
Cụ thể:
Ung thư thực quản: Giảm 42%.
Ung thư gan: Giảm 27%.
Ung thư phổi: Giảm 26%.
Ung thư thận: Giảm 23%.
Ung thư tâm vị dạ dày: Giảm 22%.
Ung thư nội mạc tử cung: Giảm 21%.
Bệnh bạch cầu myeloid cấp tính: Giảm 20%.
U tủy: Giảm 17%.
Ung thư đại tràng: Giảm 16%.
Ung thư đầu cổ: Giảm 15%.
Ung thư trực tràng: Giảm 13%.
Ung thư bàng quang: Giảm 13%.
Ung thư vú: Giảm 10%.
Nhìn chung, vận động cường độ cao giảm trung bình 7% nguy cơ mắc các bệnh ung thư. "Phát hiện này sẽ hỗ trợ thúc đẩy hoạt động thể chất như chìa khóa quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát ung thư trong cộng đồng", nhóm tác giả viết trên tạp chí JAMA Internal Medicine.
Theo Minh Nguyên - VnExpress


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Sở hữu 3 vòng nóng bỏng với yoga cùng Vân Anh


So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 1
Diễn viên nữ chính của phim truyền hình Máy bay ký sự dành một tiếng mỗi ngày để tập yoga, kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học để rèn luyện sức khoẻ và giữ dáng. Theo cô, yoga giúp giảm cân toàn diện rất hiệu quả, cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái.

So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 2
Người đẹp cho biết, phải khởi động trước khi bước vào bài tập. Việc này giúp làm giảm nguy cơ chấn thương trong khi tập, phát huy tối đa năng lực vận động của cơ thể.

So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 3
Việc ngồi hít thở trước khi tập cũng giúp cơ thể hấp thu lượng oxy dồi dào, máu lưu thông tốt hơn

So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 4
Một trong những tư thế yêu thích của Vân Anh là cái cây. Ở động tác này, bán cầu não phải điều khiển bên trái và ngược lại. Việc đứng bằng một chân giúp cân bằng hai bán cầu não, giúp tăng cường khả năng giữ thăng bằng và sự tập trung.

So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 5
Trong khi đó, tư thế nửa bồ câu có tác dụng tăng cường sự dẻo dai cho cột sống, giảm đau lưng, kéo dãn lồng ngực

So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 6
Theo Vân Anh, khi tập yoga, cần lưu ý tập đúng, hít thở đúng, không ham tập các thế khó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ; phải tập trung. Khi thư giãn, người tập phải cảm nhận được sự sảng khoái từ cơ thể tới tâm trí.

So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 7
Tư thế vũ công có tác dụng tương tự tư thế cái cây, đồng thời làm cho cột sống, khớp vai, hông, chân dẻo dai, linh hoạt hơn
.
So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 8
 Chuỗi động tác chào mặt trời bao gồm một chuỗi 12 động tác kết hợp nhịp nhàng với hơi thở. Toàn bộ cơ thể bao gồm cơ, khớp, dây chằng đều được vận động và làm nóng. Khi được thực hiện với tốc độ nhanh, chào mặt trời là bài tập tim mạch hiệu quả và tốt cho việc giảm cân. Trong hình, Vân Anh đang thực hiện một động tác trong chuỗi này.
So huu 3 vong nong bong voi yoga cung Van Anh  hinh anh 9
"Đối với tôi, yoga là sự trải nghiệm với chính mình chứ không phải sự so sánh với người khác. Trong quá trình luyện tập bộ môn này, tôi học được cách sống lạc quan, yêu đời hơn", nữ diễn viên chia sẻ.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Cơ thể thay đổi thế nào khi đi bộ

Bạn có thể tự cải thiện sức khỏe, giảm căng thẳng và bớt nguy cơ bệnh mạn tính bằng việc đi bộ mỗi ngày. Nếu không thể đi bộ một giờ, hãy cố gắng đi bộ 10 phút. Nếu không thể đi bộ mỗi ngày, hãy cố gắng đi bộ vài ngày trong tuần. Đi bộ là một trong những cách tập thể dục tự nhiên nhất giúp cải thiện sức khỏe con người.
4
Ảnh minh họa - nguồn internet

Dưới đây là những tác dụng của việc đi bộ, theo Boldsky:
Giải phóng endorphins
Endorphins được xem là "liều thuốc" giảm đau tự nhiên của cơ thể. Hormone hạnh phúc này giúp cải thiện tâm trạng, mọi tức giận, căng thẳng và mệt mỏi sẽ tan biến. Có thể bạn chưa biết, sau 10 phút đi bộ, endorphins được giải phóng.
Giảm nguy cơ ốm
Một nghiên cứu cho rằng những người đi bộ thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ bị ốm đau đến gần 50%.
Tốt cho đôi chân
Đi bộ thường xuyên sẽ giúp bạn sở hữu một đôi chân dẻo dai. Đi bộ đúng cách có thể giúp củng cố và định hình chân của bạn. 
Tốt cho cánh tay và vai
Khi đi bộ, ngoài chân thì cánh tay và vai của bạn sẽ di chuyển theo. Điều này rất tốt cho cơ bắp và các khớp xương, bởi việc di chuyển này không khác gì massage.  
Ngăn ngừa loãng xương
Đi bộ thường xuyên giúp xây dựng khối lượng xương, có thể ngăn ngừa bệnh loãng xương.
Ngăn chặn bệnh alzeimer
Một nghiên cứu cho rằng đi bộ thường xuyên có thể giảm thiểu 50% nguy cơ alzheimer.
Theo Thu Hiền - VNExpress


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

5 dấu hiệu nhận biết tập gym sai cách

Cơ bắp bị run

Nếu cánh tay khi nâng tạ run quá nhiều hoặc xuất hiện cảm giác không thể trụ vững thì đó là những dấu hiệu cho thấy cơ bắp đang suy yếu. Không chỉ có nguy cơ đánh rơi tạ vào chân, bạn còn dễ bị căng hoặc rách cơ.

Đau nhức đột ngột
Cơn đau dữ dội xuất hiện nhanh chóng, đột ngột chứng tỏ có điều gì không đúng. Đừng cố tiếp tục tập luyện nếu không bạn sẽ bị chấn thương cơ hoặc khớp.

Bàn chân hoặc đầu gối bị sưng

Da đỏ, sưng đi cùng cảm giác đau dai dẳng cảnh báo bạn đã tập luyện quá sức. Trong trường hợp này, hãy nghỉ ngơi vài ngày, nếu cơn đau không chấm dứt, bạn nên gặp một nhà vật lý trị liệu.

Vẫn đau sau 3 ngày tập luyện

Hiện tượng trì hoãn khởi phát đau nhức cơ bắp (DOMS) xuất hiện khi cơ thể sửa chữa những vết xước nhỏ trong mô để cơ bắp khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, DOMS chỉ tồn tại trong khoảng 24-48 giờ sau buổi tập.
Nếu quá thời gian này mà vẫn bị đau thì bạn hãy chờ đến khi các cơn đau nhức biến mất trước khi trở lại phòng gym để đề phòng chấn thương.

Vai, đầu gối hoặc hông bị đau trong khi tập tạ


Bị đau trong khi tập một số động tác nhất định có nghĩa bạn đã mắc sai sót ở đâu đó. Nếu cơn đau dữ dội, bạn nên tìm ngay một chuyên gia để xác định vấn đề.
Nếu cơn đau không quá nặng, bạn cần xem lại quá trình khởi động của mình. Hãy chắc chắn bạn tập co giãn đúng cách và uống đủ nước trong khi tập. Đừng cố chạy đua với người khác mà chọn bài tập vừa sức, tập chậm rãi và chú ý tư thế.
Theo Thùy Linh - Giáo dục Việt Nam


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

5 động tác đơn giản giúp eo thon trong một tuần



1. Tư thế nâng hông

Ta bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên sàn, 2 tay đặt dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống đất, 2 chân gấp sao cho lòng bàn chân chạm đất. Sau đó giữ nguyên tay và chân, đẩy hông lên cao nhất có thể. Tiếp đó luồn 2 tay xuống dưới lưng, đan tay vào nhau, giữ trong 5-10 giây. Cuối cùng trở về tư thế ban đầu và lặp lại khoảng 5-10 lần để đốt cháy mỡ vùng eo, hông.


2. Tư thế rắn hổ mang

Đầu tiên, nằm sấp trên sàn, chân duỗi thẳng, tay đặt xuôi theo thân người. Sau đó chống 2 tay ngang ngực, hít thở sâu đồng thời nâng ngực và đầu lên cao, 2 tay chống thẳng dưới sàn, cơ bụng kéo căng. Từ từ rướn sâu người và đầu về phía sau, giữ nguyên trong 5-10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Thư giãn khoảng 5 giây rồi lặp lại động tác trên 10-20 lần để thu được hiệu quả giảm mỡ bụng tốt nhất.


3. Tư thế chữ V ngược

Bắt đầu với tư thế đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay song song với người rồi hạ thấp cơ thể xuống, 2 tay chống xuống sàn. Sau đó, dùng 2 tay, 2 chân làm trụ , giữ tư thế trong 5-10 giây. Trở lại tư thế ban đầu rồi lặp lại 5-10 lần động tác này để có hiệu quả tốt nhất.


4. Uốn lưng

Quỳ trên sàn, 2 đầu gối rộng bằng vai. Sau đó ưỡn người ra phía sau, tay chống vào gót chân, ngửa sâu kết hợp hít thở đều. Giữ tư thế trong 5-10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 15-20 lần mỗi lần tập.


5. Tập cùng một chiếc ghế

Đầu tiên bạn cần chọn cho 1 mình chiếc ghế có độ cao tầm đầu gối. Bắt đầu với tư thế nằm dưới sàn, 2 tay đặt song song thân người, 2 chân đặt lên ghế (ghế có điểm tựa chắc để đảm bảo không bị xê dịch). Tiếp đó nâng hông, đồng thời nâng 1 chân lên cao, vuông góc với sàn. Sau đó từ từ hạ về tư thế ban đầu, đổi chân và lặp lại 5 lần động tác cho mỗi bên chân.



Theo Lê Na - Một thế giới

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Chạy bộ mỗi sáng phòng ngừa ung thư

Công trình của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Camilo José Cela - Tây Ban Nha đăng trên Tạp chí Y học “Journal of Applied Physiology”cho thấy việc chạy bộ giúp bảo vệ mật độ xương, nhất là những người cao tuổi.
chạy bộ, tim mạch, ung thư, lười vận động, loãng xương
Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu khảo sát 122 người đang luyện tập cho cuộc chạy đua marathon và 81 người cho chạy đua bán marathon hoặc cho những cuộc chạy đua 10 km. Những nhóm này được so sánh với nhóm người ít vận động.
Các nhà nghiên cứu theo dõi mật độ xương bằng cách đánh giá thường xuyên tình trạng xương gót chân của những người tham gia (nhờ kỹ thuật đo mật độ xương).
Họ rút ra kết luận rằng những người thường xuyên chạy bộ thì có mật độ xương gót chân tăng đáng kể so với những người ít vận động.
Thêm vào đó, khoảng cách chạy rất quan trọng. Chạy càng dài thì xương càng chắc và tốt cho sức khỏe. Do đó cần phải bền bỉ trong luyện tập.  Đây là điều rất quan trọng.
Theo các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, chạy bộ giúp tránh giảm mật độ xương mà điều này thường gặp ở phụ nữ tuổi mãn kinh.
Để bảo vệ bộ xương của người phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh cần nhiều giải pháp: Cung cấp đầy đủ lượng canxi cho cơ thể, hoạt động thể chất thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ để có hiệu quả. Nếu cần thiết (tùy theo kết quả đo mật độ xương) thì nên khám bác sĩ để có điều trị dự phòng.
Xương của cơ thể được phát triển mạnh cho đến tuổi 20, tiếp theo đó được duy trì trong vài chục năm và đặc biệt ở phụ nữ thì có khuynh hướng giảm dần ở tuổi mãn kinh (khoảng 55 tuổi). Mật độ xương giảm khoảng 3% mỗi năm, và đã ảnh hưởng đến sức khỏe như gãy xương bệnh lý, loãng xương, bệnh lý về xương.
Chạy bộ mỗi sớm thật sự tốt cho sức khỏe. Đây là một sự luyện tập tưởng chừng đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời.
Theo BS Ái Thủy - VietNamNet

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thiền nhiều tốt cho não

Tạp chí khoa học về thể chất con người mới đây đã chứng minh rằng, thiền rất tốt để giúp tăng khả năng tập trung của não bộ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thiền cao độ có khả năng giúp não bộ tập trung rất tốt, tránh được những nguy cơ mệt mỏi liên tục. Ngồi thiền một mình cũng tốt hơn là cả nhóm. 
Việc chứng minh thiền giúp xử lý tốt thông tin hiện đang được các nhà khoa học kiểm chứng thêm và đưa ra kết luận cho rõ ràng.
thiền, mất tập trung, hoảng loạn tinh thần
Thiền dưới góc độ phân tích khoa học
Nghiên cứu tác dụng của thiền được nhóm các nhà khoa học, dẫn đầu là Katherine MacLean của trường ĐH California, đưa ra.
Nghiên cứu bắt đầu từ những năm 1970, tập trung vào các nhà sư đã ngồi thiền thường xuyên trong nhiều năm và họ đã làm những bài test tốt hơn những người bình thường.
Trong 5 năm qua, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, thiền làm tăng tập trung với những người đã nghỉ tập luyện cơ thể.
Một nghiên cứu khác gồm 60 người chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 tại trung tâm thiền ở núi Shambhala, nhóm thứ 2 cũng gần đó. Tất cả đều ngồi thiền trong 3 tháng, kết quả cho thấy, sẽ tập trung hơn với những nhóm khi ngồi thiền trên 5 giờ/ngày.
Qua những thử nghiệm này cũng cho thấy, thiền rất tốt cho não ngay khi bắt đầu tập luyện. Việc thử nghiệm đã thấy, đối tượng tham gia rất rõ khi nhận biết những đường nét thể hiện trên máy tính.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong khi ngồi thiền thì não bộ tập trung chính xác hơn, có thể nhận biết là không nhanh. Điều này lý giải cũng không có gì là khó khăn, thiền giúp bộ óc làm việc tự động hơn, phản ứng rõ ràng và rành mạch.
“Tôi không quá quan tâm tới vấn đề thử nghiệm, nhưng gần đây, tôi thường ngồi thiền 5 phút/ngày theo lời đề nghị của GS thiền học Marsha Linehan tại ĐH Washington. Điểm ngồi thiền tại các công viên hay góc phố với mục đích cải thiện tâm tính và sự tập trung. Sau khi rèn luyện trong khoảng 5 tuần, tại công viên High Line thì kết quả thực sự kỳ diệu. Tôi tập trung hơn trong công việc, tôi không còn sợ sệt những điều nhỏ, hướng sự tập trung tốt hơn” - một bệnh nhân sau khi học thiền tâm sự.
Một nghiên cứu khác tại ĐH North Carolina cho thấy, sinh viên sẽ cải thiện tốt kỹ năng nhận biết của họ sau khi ngồi thiền 4 ngày, mỗi ngày 20 phút.
Thử nghiệm ở trên máy tính cho thấy, sinh viên ngồi thiền thì tập trung hơn 10 lần so với những người khác, nó cũng giúp cải thiện khả năng thông tin có ý nghĩa, xử lý vấn đề đúng thời gian hơn.
thiền, mất tập trung, hoảng loạn tinh thần
Phương Tây ngày càng mê thiền nhờ tác dụng chữa bệnh của nó
Cho tới bây giờ không thể chứng thực thiền có khả năng chữa mọi bệnh, nhưng rõ ràng chịu khó thiền giúp bệnh nhân thoát khỏi cảnh bối rối, lúng túng, và những nặng nề gây phiền toái. Trong nhiều trường hợp những bệnh lý này sẽ dẫn tới nguy cơ tự vẫn.
Như vậy, nhiều học viên thừa nhận rằng, việc giữ yên lặng toàn cơ thể chính là cách tốt để rèn giũa đầu óc bằng thiền. Cuối cùng, hơn tất cả là thiền giúp bộ não tập trung hơn, lôi cuốn bạn nhiều thông tin hơn.



                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Tuyệt chiêu đốt mỡ bụng nhờ 5 phút nằm ngửa của người Nhật


TS Fukutsudzi có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu các phương pháp giảm cân và sự liên quan tới các vấn đề xương khớp. Theo lý giải của ông, mỡ thừa tích tụ ở vùng bụng và eo là do ngồi, nằm sai tư thế, ảnh hưởng tới vùng hạ sườn và xương chậu. Đây cũng là nguyên nhân gây đau mỏi lưng ở nhiều người. Do vậy, cách đơn giản nhất để tiêu diệt mỡ bụng là điều chỉnh tư thế bằng cách đặt một chiếc khăn được cuộn tròn dưới lưng khi nằm. 
Phương pháp thực hiện:
tuyet-chieu-dot-mo-bung-nho-5-phut-nam-ngua-cua-nguoi-nhat
Cuộn tròn một chiếc khăn tắm khổ lớn rồi dùng dây nhỏ buộc cố định lại. 
- Lấy một chiếc khăn tắm dài khoảng 40 cm, cuộn tròn lại sao cho đường kính khoảng 10 cm. Dùng một chiếc dây nhỏ buộc cố định cuộn khăn lại. 
- Nằm thẳng trên một mặt phẳng cố định, trên sàn hoặc trên thảm, tuyệt đối không nằm trên đệm. 
- Đặt cuộn khăn phía dưới, tại vùng hõm nhất của lưng. 
tuyet-chieu-dot-mo-bung-nho-5-phut-nam-ngua-cua-nguoi-nhat-1
Đặt cuộn khăn dưới lưng và nằm theo tư thế này trong 5 phút để giảm cân và tiêu diệt mỡ bụng. 
- Hai chân duỗi thẳng song song, hai mũi chân chạm vào nhau. Hai tay duỗi thẳng về phía trên đỉnh đầu, hai ngón tay út chạm vào nhau. 
- Trong khoảng 1 - 2 phút đầu tiên, nếu cảm thấy cơ bụng căng, nhức thì tức là bạn đã làm đúng và bài tập đang phát huy tác dụng.
- Giữ tư thế trong 5 phút. 
- Nên thực hiện mỗi ngày 3 lần để đạt được hiệu quả nhanh nhất. 
Phương pháp này phù hợp với cả phụ nữ và nam giới ở mọi lứa tuổi. Phụ nữ muốn giảm cân sau sinh cũng có thể áp dụng bài tập này. 

ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN
                               

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons