Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015

Những động tác nên thực hiện khi thức dậy

Nếu bạn phải trải qua cảm giác này, hãy xem xét việc áp dụng một vài động tác vận động đơn giản, giúp cơ thể sảng khoái để sẵn sàng đón chào ngày mới.
Việc tập luyện đem lại cho bạn lợi ích gấp 3 lần.
Thứ nhất nó sẽ giúp bạn tăng lưu lượng tuần hoàn máu, chuyển ôxy lên não tốt hơn, giúp bạn tỉnh táo nhanh hơn. Thứ hai, việc tập luyện cũng giúp sản sinh ra hoocmon endorphin, giúp tâm trạng của bạn hưng phấn hơn rất nhiều. Và cuối cùng, hoạt động này không chỉ giúp bạn đốt cháy calo, giúp bạn giảm cân, mà còn giúp bạn xây dựng cơ bắp, loại bỏ mỏi đau nhức trong cơ thể bạn.
Dưới đây là các bài tập bạn nên áp dụng trong quá trình tập luyện của bạn.
Giãn cơ
Những động tác nên thực hiện khi thức dậy.Động tác giãn cơ
Trong khi nằm ngửa trên giường, hãy vươn rộng cánh tay thẳng lên phía trên, đồng thời hít thở sâu khi thực hiện động tác này.
Kéo căng đầu gối
Nằm ngửa, một chân duỗi thẳng, một chân co lên, đầu gối áp sát ngực và kéo căng. Giữ tư thế trong một vài giây, đảm bảo rằng đầu và cổ của bạn được thư giãn. Làm tương tự với đầu gối còn lại và sau đó thực hiện động tác này với 2 đầu gối cùng lúc.
Căng dây chằng
Động tác căng dây chằng.Động tác căng dây chằng
Bạn nằm ngửa, một chân giơ thẳng lên trời, hướng bàn chân song song với trần nhà. Dùng hai tay đặt ở mặt sau đầu gối và kéo chân về phía bạn. Cố gắng giữ chân thật thẳng càng tốt. Duy trì trạng thái này trong vài giây rồi thả ra, làm tương tự với chân còn lại.
Xoay đầu gối
Nằm ngửa, hai tay dang ngang trên giường. Chống đầu gối và từ từ ép sang một bên, trong khi vẫn giữ lưng và vai của bạn trên giường. Giữ tư thế này trong vài giây, rồi lặp lại từ từ với phía bên kia.
Căng ngực
Ngồi khoanh chân trên giường, giữ lưng và vai thẳng. Hai tay chống lên đùi của bạn và đẩy ngực về phía trước. Kết hợp với hít thở sâu khi thực hiện động tác này. Sau đó để cơ thể thư giãn.
Căng lưng
Ngồi sát mép giường, đan các ngón tay vào với nhau và kéo dài hai tay ra phía trước. Hãy nhìn xuống trong vài giây, cho đến khi bạn cảm thấy các cơ ở bả vai phía sau lưng được giãn căng ra.


Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

Điều này có được là nhờ một số hoạt động thể chất, có thể tạo nên sự khác biệt rất lớn đến sức khỏe tinh thần của một người.
Sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như thể dục thể chất. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, trên toàn thế giới, 154 triệu người bị mắc chứng trầm cảm và các chứng bệnh về tâm thần. Tập thể dục từ lâu đã được coi là cách tự nhiên mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện thể chất con người. Nhưng bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng được cải thiện rất nhiều nhờ việc tập thể dục hàng ngày.
Nhiều nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng đã chỉ ra rằng vận động và đi bộ nhiều hơn mang đến những lợi ích cụ thể bao gồm: Cải thiện tâm trạng, giảm các triệu chứng căng thẳng, sự giận dữ và trầm cảm, giảm lo âu và giảm suy giảm nhận thức.
Mang lại sự hứng khởi
Sự hứng khởi là cảm nhận của nhiều người, một phần là do sự giải phóng endorphins khi cơ thể của bạn đang hoạt động. Những hormone endorphins này mang lại cho chúng ta một cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn, giúp cải thiện tâm trạng con người.
Tập thể dục tác động tới sức khỏe tinh thần như thế nào? Tập thể dục tác động tới sức khỏe tinh thần như thế nào?
Trong khi sự hứng khởi từng được cho là nhờ tác động của chạy bộ, những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, đi bộ cũng mang lại cảm giác tương tự. Một số người cho rằng, sự hứng khởi sẽ tăng khi đi bộ 60 phút hoặc nhiều hơn.
Bên cạnh việc sản xuất các "hormone hạnh phúc", duy trì tập thể dục cũng có lợi ích lâu dài cho sức khỏe tinh thần.Nói chung, tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ của bệnh tim, bệnh tiểu đường loại II và một số bệnh ung thư. Vì vậy, xét về mặt sinh lý, cơ thể những người hay tập thể dục sẽ có chức năng hoạt động tốt hơn những người ít vận động.
Làm tăng lượng bạch cầu trung tính và amin đơn chức
Tập thể dục dẫn đến sự gia tăng bạch cầu trung tính và amin đơn chức. Bạch cầu trung tính là những tế bào máu trắng hỗ trợ hệ miễn dịch và Amin đơn chức là chất dẫn truyền thần kinh. Cả hai đều có tác dụng làm giảm triệu chứng trầm cảm và các chứng bệnh về tâm thần. Bạn nên áp dụng tập thể dục hay một hoạt động thể chất như liều thuốc đối với sức khỏe tinh thần.
Một nghiên cứu tại Anh đã chỉ ra rằng, việc đi bộ 12.500 bước trở lên mỗi ngày trong khoảng 100 ngày,được đo lường bằng cách sử dụng một máy đo bước, sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần.Một nghiên cứu tại Úc cho thấy những người tham gia chương trình đi bộ khoảng 100 ngày, cho thấy họ đã cải thiện đáng kể "chất lượng cuộc sống" của họ.
Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy trong suốt thời gian "hoạt động", cho dù sự hoạt động này diễn ra tự nhiên hay được thiết lập sẵn, có thể đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần của con người.
Hãy tiếp tục thúc đẩy hơn nữa mức độ hoạt động của bạn, cho dù đó là đi cầu thang bộ lên văn phòng làm việc, đi bộ đến trạm xe buýt hay đi bộ nhẹ nhàng trong thời gian nghỉ ăn trưa. Điều đó không chỉ giúp bạn cải thiện thể lực mà còn nâng cao sức khỏe tinh thần của bạn nữa.


Không nên tập thể dục vào buổi tối

Tập thể dục buổi tối là thói quen của nhiều người thành phố, nhưng các chuyên gia cho rằng việc vận động mạnh vào thời điểm này có hại cho sức khoẻ.

Phong trào chạy bộ, chơi tennis, tập thể dục theo nhạc… đang phát triển tại khắp các sân chơi, công viên, đường phố, bờ hồ… ở Hà Nội vào buổi tối. Đây là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày để tập luyện nhưng ít ai biết rằng, việc tập không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể.
images327648 domat1
Mắc bệnh vì thể dục
Anh Nguyễn Văn Trung ở Giáp Bát, Hà Nội hay chơi tennis vào buổi tối muộn, sau khi đã "cơm no rượu say". Khi mới chơi, anh thấy bị đau cơ, mệt mỏi, mất ngủ nhưng cho đó là chuyện tất yếu của người mới tập nên càng cố gắng. 
Nhưng càng chơi, các biểu hiện trên của anh càng trầm trọng. "Cầu cứu" các bác sĩ, anh mới biết mình mắc bệnh mệt mỏi mạn tính do thể dục không đúng nhịp sinh học cơ thể, tức tập luyện vào tối muộn khi cơ thể rất cần nghỉ ngơi.
ThS Nguyễn Văn Phú, Trưởng khoa Y học thể thao, BV Thể thao Việt Nam, khẳng định, thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, nuôi dưỡng tinh thần, hoàn thiện vóc dáng… nhưng nếu không có sự hiểu biết và đi ngược lại nhịp sinh học của cơ thể thì sẽ có thể gây bệnh tật.
Chị Bùi Thị Vân ở Giảng Võ, Hà Nội, cũng mắc bệnh vì tập không đúng cách. Thấy phong trào thể dục buổi tối tại khu phố mình phát triển mạnh nên sau khi ăn xong, chị thường cùng bạn bè "chạy nhẹ" hai vòng quanh hồ, sau đó tập thêm các động tác thể dục. 
Nhờ tập luyện, chị thấy mình "eo" hẳn nên càng cố gắng hơn. Được khoảng hai tháng, chị Vân thấy đau tức bụng, càng tập luyện lại càng đau nhiều hơn. Đi khám, chị được kết luận viêm và sa dạ dày do tập thể dục ngay sau khi ăn no.
Theo BS Phú, buổi tập nên được bắt đầu sau khi ăn ít nhất khoảng hai giờ và bữa ăn đó cũng nên nhẹ nhàng, gồm một chút tinh bột và rau quả. Khi vừa ăn xong, máu tập trung ở dạ dày và ưu tiên cho cơ quan tiêu hoá để xử lý thức ăn. 
Việc tập luyện lúc đó khiến máu phải phân tán tới các cơ quan ngoại biên và cơ, làm cản trở quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn, dẫn tới tiêu hóa chậm. Mặt khác, tác dụng cơ học của vận động cũng ngăn trở quá trình tiêu hoá của dạ dày, lâu dần gây viêm loét dạ dày và các cơ quan của đường tiêu hoá.
Buổi tối không tốt cho tập luyện
Sau một ngày lao động, tối đến (khoảng 20 - 21h) là lúc cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi sinh lý, cần được nghỉ ngơi. Việc tập luyện hay chơi tennis là sự thách thức cơ thể, bắt bản thân lao động vượt ngưỡng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi mạn tính, dẫn đến các bệnh lý thực sự như rối loạn kinh nguyệt, suy thượng thận, thay đổi về mặt tâm lý, cảm xúc, rối loạn về giấc ngủ, tiêu hoá…
BS Nguyễn Văn Hướng, Chủ tịch hội Đông y Việt Nam, cho biết Đông y rất coi trọng thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ, thậm chí coi việc đi bách bộ như một cách chữa bệnh, nhưng không bao giờ khuyên đi bộ hay tập thể dục vào buổi tối.
Các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất nên tập thể dục sau khi ngủ dậy nhằm tạo sự lưu thông khí huyết và tinh thần sáng khoái, sẵn sàng cho một ngày lao động mới. Thời gian tập luyện giúp đạt tới đỉnh cao là 9 - 10h hoặc 15 - 18h, lúc nhịp độ sinh học lên cao, cơ bắp thoát khỏi sự ỳ, hệ thống tuần hoàn, hô hấp hoạt động tốt. Do đó, sự tập luyện dễ đạt thành tích cao, việc thực hiện động tác cũng chuẩn xác hơn.


Những lưu ý về luyện tập thể thao cho người bị tiểu đường

Rèn luyện sức khỏe và chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân tiểu đườngđạt kết quả tốt trong quá trình luyện tập, giảm mỡ và kiểm soát lượng đường trong máu. Những lưu ý sau đây sẽ giúp người tiểu đường phòng tránh được nguy hiểm và đạt hiệu quả khi tập luyện.

Những người bị tiểu đường cần có chế độ tập thể dục và dinh dưỡng riêng. Ảnh minh họa: internet
Trước tiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách theo dõi bệnh tiểu đường trước khi bắt đầu luyện tập. Chuẩn bị các thiết bị theo dõi lượng đường như máy bơm insulin, máy theo dõi hàm lượng glu-cô (CGM) và kiểm tra sức khỏe. 
Xác định chỉ số đường huyết để có chương trình luyện tập phù hợp. Khi được bác sĩ đồng ý cho luyện tập, bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn về thể thao và bệnh tiểu đường.
Tránh bị hạ đường huyết trước, trong và sau thời gian tập luyện rất quan trọng. Nếu bị hạ đường huyết trong lúc tập luyện, nên đợi đến khi lượng đường tăng đến100 mg/dL. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc insulin, không nên bắt đầu các bài tập nâng cao sức bền trong 1 tuần sau khi hạ đường huyết đột ngột.
Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần và động kinh. Khi bắt đầu một môn thể thao đòi hỏi sức bền, nên tuân theo năm lời khuyên sau:
1. Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép.
2. Luôn chuẩn bị lượng đường dự trữ - thuốc đường (glucose tablet), nước uống thể thao, gel hoặc thanh năng lượng - khi luyện tập.
3 . Đeo vòng cảnh báo y tế ID , hoặc bất kỳ thẻ y tế giúp các nhân viên y tế lưu ý đến bạn để có sự giúp đỡ kịp thời.
4. Đảm bảo ăn đầy đủ và uống nhiều nước trong quá trình luyện tập. Mất nước càng làm tăng nguy cơ tăng đường huyết và lượng đường cao trong máu.
5. Kiểm soát lượng đường trong máu
-Thực phẩm cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn, thức ăn nhẹ và đồ uống phải phù hợp với người bị tiểu đường và theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.
-Trước khi luyện tập: Ăn nhẹ, khoảng 200 calo gồm tinh bột, protein và chất béo. Ví dụ, ½ chén bột yến mạch và ½ cốc sữa không béo hoặc một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với một muỗng canh bơ đậu phộng (15 gram tinh bột / 7 gram protein / 9 gram chất béo.) Khẩu phần này giúp tiêu thụ chất xơ khi luyện tập.
-Trong khi tập: Sau khi tập được khoảng 45 đến 60 phút, tiêu thụ 15 gram các chất bột đường đơn giản như uống khoảng 200 ml thức uống bổ sung năng lượng (khoảng 1 ly), nửa trái chuối, một nắm nho khô hoặc các chất bột đường thay thế khác (ví dụ: gel thể thao hoặc kẹo bọc đường).
-Sau khi tập: Ăn no để tránh giảm đường huyết.
Trong vòng 15 phút sau khi tập nên ăn một bữa nhẹ, như 1-2 hũ sữa chua không chất béo và một quả táo nhỏ (35 gram tinh bột/ 7 gram protein) hoặc các loại bánh có chứa protein tự làm hay chế biến sẵn. Ăn uống bình thường sau 2 giờ; kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Kiệt sức sau khi tập có thể là do hạ đường huyết.
Bổ sung nước: Uống nước thường xuyên trước, trong và sau khi tập luyện; uống khoảng 200 ml - 400 ml (khoảng 1-2 ly nước) nước trước khi tập thể dục, và tiếp tục uống nước trong và sau khi hoạt động thể chất để bổ sung lượng chất lỏng đã mất. Sau khi tập được 2 giờ, màu nước tiểu phải trong suốt. Nếu không thì tiếp tục uống nước đến khi nước tiểu đổi màu.


Đi bộ hàng ngày làm giảm nguy cơ ung thư vú

Mới đây, một nhóm nghiên cứu người Pháp đã chỉ ra rằng việc đi bộ 30 phút mỗi ngày giúp phụ nữ lớn tuổi (>50 tuổi) giảm nguy cơ mắc ung thư vú đến 10%.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ các bảng câu hỏi hoàn thành bởi 59.308 phụ nữ mãn kinh ghi danh tại Pháp trong một cuộc điều tra về ung thư và dinh dưỡng được thực hiện trên toàn châu Âu. 
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chuyển đổi tổng số thời gian vận động giải trí được thực hiện bởi những người phụ nữ vào một phép đo được gọi là số giờ thực hiện nhiệm vụ trao đổi chất (MET-h). Phụ nữ sau mãn kinh trong 4 năm trước đó đã thực hiện 12 MET-h hoặc nhiều hơn mỗi tuần có nguy cơ ung thư vú giảm 10% so với những phụ nữ ít hoạt động hơn.
Đi bộ hàng ngày làm giảm nguy cơ ung thư vú
Các tác dụng giảm thiểu rủi ro mắc ung thư vú của 12 MET-h hoặc nhiều hơn mỗi tuần là độc lập với chỉ số khối lượng cơ thể, việc tăng cân và vòng eo.
Agnes Fournier - Trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích: "Chúng tôi thấy rằng hoạt động thể chất giải trí - thậm chí cường độ khiêm tốn - có tác động nhanh chóng với nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ mắc ung thư vú tăng trở lại khi hoạt động thể chất dừng lại".


Chạy hơn 6km/ ngày có thể gây hại cho sức khỏe


chay
Tập thể dục luôn được biết đến là tốt cho sức khỏe của chúng ta và có thể bảo vệ chúng ta chống lại một loạt các bệnh. Nhưng một nghiên cứu mới cho thấy bạn thực sự có thể đánh mất những giá trị tốt đó - đặc biệt khi bạn đang có các bệnh về tim mạch.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được một cái gọi là "điểm cắt", nơi tập thể dục bị mất tác dụng bảo vệ sức vệ của mình và trở nên nguy hiểm.
Người sống sót cơn đau tim người chạy dưới 30 dặm một tuần - hoặc đi bộ ít hơn 73km - 65% ít có khả năng chết vì một sự kiện liên quan đến tim.
Tuy nhiên, tập thể dục quá nhiều, đặc biệt là chạy nhiều hơn 6km/ ngày hoặc đi bộ nhanh nhẹn hơn 10,5km/ngày làm tăng nguy cơ của một cơn đau tim.
Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley ở Mỹ, tìm thấy "bằng chứng rõ ràng" về sự gia tăng tử vong trong số những người sống sót sau cơn đau tim và người tập thể dục quá mức.
Trong nghiên cứu này, mối quan hệ giữa tập thể dục và tử vong vì bệnh tim liên quan đến khoảng 2.400 người sống sót sau cơn đau tim hoạt động thể chất đã được kiểm tra.
Đồng tác giả nghiên cứu, TS Paul Williams cho biết nghiên cứu mới đã chứng minh những lợi ích của chạy hoặc đi bộ "không cộng dồn vô thời hạn và trên một mức độ nào, có lẽ hơn 45km/tuần chạy, có một sự gia tăng đáng kể nguy cơ".
Tuy nhiên, ông đã nhấn mạnh rằng những phát hiện từ các mẫu nghiên cứu chỉ nhìn vào những người sống sót sau cơn đau tim - rất khó để áp dụng đối với toàn bộ dân số người tập luyện nặng.
Về nghiên cứu, Amy Thompson, y tá tim cao cấp tại Quỹ Tim mạch Anh, cho biết: "Nghiên cứu này cho thấy nếu bạn đã có một cơn đau tim, bạn có thể đặt mình vào nguy cơ khác nếu bạn tham gia vào những bài tập mạnh hơn đề nghị chẳng hạn như chạy hơn 45km/tuần".
chay-2
Trong khi đó, trong cùng một vấn đề, trên tạp chí Mayo Clinic Proceedings, các nhà điều tra ở Tây Ban Nha báo cáo về các xu hướng chết của các vận động viên ưu tú.
Họ đã theo dõi 42.000 vận động viên hàng đầu đã tham gia vào một loạt các môn thể thao bao gồm bóng đá, bóng chày, điền kinh, và đi xe đạp, trong đó có vận động viên Olympic.
Điều tra viên cao cấp, TS Alejandro Lucia, thuộc ĐH Madrid (Tây Ba Nha) cho biết: "Những gì chúng tôi tìm thấy trên các bằng chứng sẵn có là các vận động viên ưu tú, chủ yếu là nam giới, sống lâu hơn so với dân số nói chung, điều này cho thấy ảnh hưởng sức khỏe có lợi của việc tập thể dục, đặc biệt trong việc giảm bệnh tim mạch và nguy cơ ung thư, không nhất thiết phải giới hạn liều lượng vừa phải".


Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Tập yoga giảm chứng khó tiêu

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi trương lực cơ vòng thực quản dưới bị yếu, dịch và thức ăn từ dạ dày dội trở lại thực quản.


Tư thế dễ (H.1)
Ngồi thẳng lưng, hông ép sàn. Kéo chân gần cơ thể để hông được mở và thoải mái; bàn chân đặt dưới đầu gối. Đặt tay trên đầu gối. Nâng cao đầu về phía trần nhà, hạ thấp vai, ngực nâng lên, hướng về phía trước để kéo dãn cột sống. Hít thở sâu qua mũi vào bụng ba-năm lần. Giữ hơi thở trong 10 đến 15 giây trước khi thở ra. Tư thế này kéo dãn cột sống và thực quản, xoa dịu nội tạng.
Tư thế con mèo (H.2)
Chống hai tay mở rộng bằng vai, quỳ gối, lưng tạo một đường thẳng. Nhấn lòng bàn tay xuống sàn. Thả đầu giữa hai cánh tay và thu rốn về phía cột sống. Uốn cong lưng, giữ tư thế này trong 30 đến 60 giây trước khi nhẹ nhàng hạ thấp lưng trở lại thành đường thẳng. Lặp lại động tác ba-năm lần. Tư thế này mát-xa các cơ quan trong bụng và nén đường tiêu hóa để làm sạch và làm mới máu trong ổ bụng.
Tư thế chiến binh (H.3)
Đứng thẳng lưng. Bước chân phải về phía trước, nhẹ nhàng uốn cong đầu gối vuông góc và duỗi thẳng chân trái. Đầu, vai, hông và đầu gối hướng về phía trước. Đưa hai cánh tay vòng lên trên đầu và đặt hai tay ở tư thế cầu nguyện. Ngửa đầu ra sau và nhìn lên bàn tay. Giữ tư thế này trong 30 đến 60 giây và lặp lại ba-năm lần. Tư thế này làm giảm trào ngược axit bằng cách nâng cơ hoành và mở rộng thực quản.
Vặn cột sống (H.4)
Ngồi thẳng lưng, chân mở rộng trước mặt. Uốn cong đầu gối trái, đưa chân phải về phía mông trái sao cho chân chạm sàn và bàn chân chạm vào mông trái. Đặt chân trái vững chắc trên sàn bên cạnh đầu gối bên phải. Đưa tay phải qua bên trái của đầu gối trái sao cho cẳng tay ở trên bắp chân. 
Tay phải nắm cổ chân hoặc ngón chân cái bên trái. Quay đầu, cổ, vai và thân bên trái, đưa cằm ngang bằng với vai trái. Nâng đầu và cột sống và nhìn ra sau. Giữ tư thế này trong 30 đến 60 giây, lặp lại ba-năm lần, giúp tẩy sạch và mát-xa các cơ quan nội tạng.


Mông cong đẹp nhờ leo cầu thang

Có rất nhiều biện pháp tập luyện nhằm cải thiện vòng mông. Một trong những phương pháp mọi người áp dụng khá nhiều là leo cầu thang. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
Với việc phải leo lên dốc, các cơ vòng mông và đùi hoạt động tối đa, giúp vòng 3 và đùi săn chắc, gọn gàng. Nâng mông nhờ leo cầu thang giúp bạn sở hữu thân hình cân đối với vòng 3 lí tưởng.
Công việc bận rộn thường khiến nhiều người không có tinh thần và thời gian cho các bài tập luyện thể thao nhằm duy trì sức khỏe và cải thiện vóc dáng cơ thể. Vậy thì bạn nên tận dụng luôn cơ hội trong cuộc sống thường ngày để thực hiện luôn việc tập luyện thể dục của mình.
Leo cầu thang là một biện pháp đơn giản mà hiệu quả cao trong tập thể dục.Nâng mông nhờ leo cầu thang giúp bạn nhanh chóng sở hữu vòng mông tròn đầy, săn chắc và hấp dẫn.
Leo cầu thang thường xuyên để có vòng 3 tròn trịa
Leo cầu thang thường xuyên để có vòng 3 tròn trịa
1. Tác dụng nâng mông của leo cầu thang
Leo cầu thang thực chất là hoạt động lên dốc. Nó thường khiến bạn cảm thấy mệt hơn khi đi trên đường thẳng. Nguyên nhân là khi leo cầu thang, ngoài việc vận động cơ dịch chuyển theo chiều ngang thì chủ yếu cơ mông và đùi phải vận động để nâng cơ thể lên trên.
Hoạt động này khiến các cơ dãn ra nhanh chóng, và sau đó sẽ tự cấu tạo ngắn lại cho phù hợp với cơ thể. Mông sẽ cao hơn, săn chắc gọn gàng với cặp đùi thon gọn. Vì vậy, leo cầu thang giúp nâng mông nhanh chóng so với bài tập chạy bộ thông thường.
2. Bạn nên leo cầu thang như thế nào?
Như đầu đã nói, việc leo cầu thang nhằm tăng chiều kích vòng mông sẽ được thực hiện đều đặn trong cuộc sống. Khi đi làm hay đi học, thay vì chọn thang máy khi đi làm và về, bạn hãy dành khoảng thêm 5 - 10 phút cho đi cầu thang bộ. Nó vừa giúp cơ thể vận động, lại giúp vòng mông được cải thiện.
Nếu bạn ở khu tập thể, trung cư thì điều này càng dễ dàng hơn, đi chợ, đi mua đồ, mỗi ngày bạn phải lên xuống hàng chục lần, thay vì sử dụng thang máy, bạn có thể dành một vài lần cho đi thang bộ nhé. Tập luyện hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả nâng vòng mông nhanh chóng.
3. Có khó khăn khi thời gian đầu tập leo cầu thang
Đây là điều không thể tránh khỏi cho các bài tập thể dục, đặc biệt trong thời gian đầu. Nhưng lần tập đầu, bạn sẽ thấy vô cùng nhức chân, đùi và cơ mông. Những chỉ một vài lần sau, khi cơ thể đã thích nghi, bạn sẽ nhanh chóng đam mê bài tập thể dục đơn giản này để có vòng mông đẹp như ý muốn.



Bài tập với bức tường cho cặp tuyết lê săn chắc

Bài tập 1: Ép ngực vào tường
Hít đất trên tường giúp đôi gò bông được lưu thông mạch máu
Hít đất trên tường giúp đôi gò bồng đảo được lưu thông mạch máu
Tư thế người bạn đứng úp mặt vào tường, cách tường khoảng 20 cm, hai bàn tay úp lên tường như tư thế hít đất trên tường. Dùng lực ép của thân người ép ngực lên mặt tường và giữ khoảng 10 giây sau đó trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện bài tập này lặp lại khoảng 10 lần cho mỗi buổi tập.
Tác dụng: Dưới tác động của sức ép và sức kéo căng của cánh tay làm cho đôi gò bồng đảo được lưu thông mạch máu và giải thoát độc tố ra ngoài.
Bài tập 2: Kéo căng ngực
Kéo căng ngực giúp làm săn chắc cơ ngực
Kéo căng ngực giúp làm săn chắc cơ ngực
Tư thế bạn đứng tựa lưng vào tường, hai tay chống hông. Thực hiện động tác ngửa mặt, dùng lực chống của đầu và lực ép của hai cánh tay ra sau cong người ra phía trước giữ khoảng 10 giây rồi trở lại ban đầu. Lặp lại 15 lần cho mỗi buổi tập.
Tác dụng: Các cơ ngực được kéo giãn và lưu thông mạch máu, làm săn chắc cơ ngực.
Bài tập 3: Ấn lòng bàn tay
Bạn đứng tựa lưng vào tường, đưa hai tay lên và úp hai lòng bàn tay vào với nhau. Dùng lực ép của hai tay ép mạnh vào với nhau tạo nên sức ép của cơ ngực giữ trong 10 giây rồi thả ra. Lặp lại 15 lần cho mỗi buổi tập.
Bài tập 4: Bơi ếch trên tường
Bạn đứng tựa lưng vào tường giữ cho thân người đứng thẳng. Hai tay đưa ra sang hai bên vuông góc lên trên sát tường rồi đưa ra phía trước úp hai bàn tay lại với nhau trước ngực. Từ từ đẩy lên cao rồi dang ra hai bên(Kiểu bởi ếch) rồi đưa xuống về tư thế ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác 15 lần cho mỗi buổi tập.
Tác dụng: Dưới sự vận động của hay tay kiểu bởi ếch làm cho các mạch máu lưu thông dễ dàng và co bóp săn chắc cơ ngực.
Bài tập 5: Đội sách
Bạn đứng ra khỏi tường rồi đặt một quyển sách trên đầu, nhắm mắt và giữ cho thăng bằng. Nếu có thể bạn bước đi trong tư thế thăng bằng quanh phòng khoảng vài phút.
Tác dụng: Thư giãn, lấy lại sự cân bằng sau buổi tập.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons