Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai

Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6), huấn luận viên Mai Linh và con trai đã thực hiện bộ ảnh hướng dẫn một số động tác yoga đơn giản dành cho gia đình
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Tư thế đứa trẻ (child’s pose):  Tư thế này cần phải đảm bảo có một người lớn nằm ở phía dưới và bạn tập nhỏ hơn nằm ở phía trên, trình tự này không được đảo ngược
-  Bắt đầu với tu thế đứa trẻ, để bé ngồi lên trên xương cùng của bạn đồng thời bàn chân đặt trên mặt sàn
-  Bé từ từ hạ lưng xuống, nằm trên lưng của bạn, đồng thời mở rộng cánh tay lên phía đỉnh đầu. Trong khi đó, bạn phải uốn cong khuỷu tay của mình và giữ lấy tay của bé.
-  Giữ động tác từ 5 - 10 nhịp thở. Bé sẽ dung tay đặt lên hông của bạn và từ từ ngồi dậy.
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Động tác ôm kết hợp mở rộng chân (Straddle Hug)
Động tác này giúp co giãn cơ hông, cơ đùi sau và lưng trên.
-  Ngồi đối diện với nhau, mở rộng 2 chân.
-   Nếu bạn tập cùng bạn là một người trưởng thành, bạn có thể đặt lòng bàn chân chạm nhau; còn với trẻ nhỏ, nên để trẻ đặt chân vào phía trong mắt cá chân của bạn (giống trong hình)
- Từ từ gập thân, đồng thời nắm lấy cánh tay hoặc vai của nhau. Hãy để phần đầu của cả hai chạm nhẹ vào nhau.
-  Giữ cho bàn chân uốn cong đồng thời đảm bảo chân của cả hai phải khớp với nhau
-  Giữ tư thế trong 10 nhịp thở.
-   Thả lỏng cánh tay của bạn trước rồi sau đó ngồi dậy, từ từ uốn cong đầu gối của bạn.
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Động tác đứng mở rộng chân và chạm qua nhau (Standing straddle reach – through): 
Động tác này bổ trợ rất tốt cho cơ hông, cơ đùi sau và lưng dưới
-  Bắt đầu trong tư thế đứng với hai chân mở rộng. Trong khi đó người kia sẽ đứng đối diện với bạn,  chân của họ được đặt ở giữa chân bạn
-  Xoay ngón chân và gót chân của bạn ra ngoài
-  Nếu tập với một người trưởng thành, khi gập người xuống, tốt nhất phần mông của cả hai nên chạm vào nhau. Nếu bạn tập của bạn nhỏ hơn, phần mông của người đó có thể chạm vào chân của bạn, như vậy bạn có thể giúp người đó ổn định tư thế của mình (như hình)
-  Gập người về phía trước, bàn tay của cả hai chạm vào nhau.
-  Giữ động tác từ 5 - 10 nhịp thở, thả lỏng đầu gối rồi từ từ nhấc người dậy
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Động tác thở áp sát lưng vào nhau (Back to back Sitting)
Thật tuyệt vời nếu như chúng ta có thể kết nối hơi thở cũng như năng lượng sống cùng  với nhau. Bạn hãy ngồi áp sát lưng, nhắm mắt lại rồi từ từ thở cùng nhau. 
Hơi thở của cả hai sẽ được đồng bộ với nhau một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy người kia đang hít vào và thở ra như thế nào khi lưng của hai người tựa sát vào nhau. Giữ cho trẻ ngồi yên lặng và chú ý tới hơi thở của mình là một cách tập luyện rất tốt. Bạn hãy thực hiện động tác này cùng con trong vòng 3 - 5 phút.
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Động tác vặn mình (warm-up twist)
-  Đưa tay phải ra sau lưng, tay trái để ở phía trước, trong khi đó, con của bạn sẽ để tay trái ra sau lưng đồng thời tay phải ở phía trước. Cả hai cùng nắm chặt bàn tay đối diện nhau.
- Với hai tay nắm chặt vào nhau, giữ cho cột sống thẳng đồng thời xoay người sang phái, trong khi đó con bạn sẽ quay sang trái. Giữ động tác trong 5 nhịp thở, sử dụng bàn tay để làm đòn bẩy giúp bạn có thể vặn mình một cách dễ dàng
- Sau đó đổi bên và làm lại.
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Động tác Savasana
Đây là tư thế cuối cùng, thư giãn sau khi thực hiện chuỗi bài tập trên. Không có gì để hướng dẫn về tư thế này, tất cả những gì bạn cần là thả lỏng cơ thể, hít thở nhẹ nhàng. Hãy nhắm mắt, tận hưởng phút giây tuyệt với khi 2 mẹ con ở cạnh nhau.

Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Ngày nay, tập luyện yoga đã trở thành thói quen của nhiều người. Dù mới làm quen với bộ môn này hay đã gắn bó lâu dài, bạn đều có thể cảm nhận được những lợi ích thiết thực đối với sức khỏe của mình.
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Yoga luôn được coi là một loại hình nghệ thuật đỉnh cao trong việc chăm sóc và duy trì vóc dáng cơ thể, giúp tinh thần thư giãn, phòng ngừa bệnh tật. Từ lâu bộ môn  vẫn luôn được phái nữ ưa chuộng, sau này lan dần sang nam giới. 
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Giờ đây, trẻ nhỏ cũng có thể thực hành các động tác yoga để tăng cường sức khỏe
Những động tác yoga dễ thương của mẹ và con trai
Đặc biệt, những bài tập đôi đơn giản này sẽ giúp gia đình bạn vừa có thời gian bên nhau vừa chăm sóc sức khỏe hiệu quả

Điều trị trầm cảm bằng bài tập kích thích não

Các nhà khoa học mới tìm ra cách điều trị trầm cảm bằng kỹ thuật sử dụng ứng dụng của toán học và tiếng chim hót để kích hoạt phần não có liên quan đến cơ chế giao cảm.

Tram-cam-va-dai-thao-duong-945-1121-6210
Ảnh minh hoạ: Health.
"Trầm cảm có nên được chữa trị như đột quỵ?", đó là câu hỏi đầu tiên thôi thúc các nhà nghiên cứu phát triển phương pháp điều trị tâm lý trực tiếp nhắm tới các rối loạn chức năng não bộ nói riêng và quá trình nhận thức, cảm xúc nói chung.
Theo đó, các nhà khoa học đã tìm ra vùng não bị hỏng dẫn đến căn bệnh trầm cảm. “Nó cũng giống như một phần cơ bị teo lại. Giải pháp đối với các cơ bị teo là phục hồi lại nó”, ông Greg J. Siegle, Giám đốc chương trình nghiên cứu sinh học thần kinh ảnh hưởng đến nhận thức, Đại học Pittsburgh, Mỹ, phát biểu trên Health.
Từ đây, nhóm nghiên cứu đã tìm ra nhiều phương pháp trị liệu mới để trị bệnh trầm cảm trên cơ sở của những trò chơi máy tính đơn giản. Chẳng hạn như kỹ thuật sử dụng những ứng dụng của toán học và âm thanh của tiếng chim hót líu lo để kích hoạt một phần não có liên quan đến cơ chế giao cảm. Trò chơi sử dụng nét mặt để hướng người bị trầm cảm thoát khỏi cảm xúc tiêu cực. Một phương pháp tiếp cận khác là kết hợp những trò chơi vi tính với kích thích điện ở vùng não.
Những phương pháp điều trị mới trên vẫn trong giai đoạn đầu áp dụng thử nghiệm. Các nhà khoa học đang nỗi lực tìm các phương pháp tiếp cận tối ưu và liều lượng thích hợp cho từng người. Các phương pháp này có thể sẽ không chữa hết cho tất cả bệnh nhân bởi cấu tạo bộ não của mỗi người không hoàn toàn giống nhau.
Việc trị liệu nhắm tới những rối loạn chức năng cụ thể như thế có thể chỉ hiệu nghiệm với một nhóm bệnh nhân đặc biệt. Nhiều nhà khoa học tin rằng những liệu pháp mới này nếu thành công và được sử dụng rộng rãi sẽ giúp nâng cao hiệu quả của các liệu pháp điều trị trầm cảm hiện tại.
Theo thống kê trên Tạp chí Phương pháp nghiên cứu tâm thần quốc tế năm 2012, khoảng 17% người Mỹ bị trầm cảm nặng. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng với các liệu pháp điều trị hàng đầu hiện nay bao gồm thuốc chống trầm cảm và phương pháp tâm lý như thay đổi hành vi nhận thức và tâm lý cá nhân. 
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Tâm thần học Mỹ năm 2006 ghi nhận, gần 3.000 bệnh nhân dùng các thuốc chống trầm cảm phổ biến trong vòng 14 tuần, chỉ có khoảng 1/3 giảm trầm cảm. Nhiều bệnh nhân phải đổi thuốc do tác dụng phụ gây khó chịu.


Lợi ích của tập luyện thường xuyên với sức khỏe tâm thần

Vận động không chỉ tốt cho thể chất mà còn có lợi cho sức khỏe tâm thần của bạn, như kiểm soát căng thẳng, giảm trầm cảm, giúp thư giãn, ngủ tốt, phản ứng nhanh.

Dưới đây là những lợi ích của tập luyện với sức khỏe tâm thần của bạn.
Phòng ngừa một số bệnh liên quan đến não
Đến một độ tuổi nhất định, các rối loạn liên quan đến não có thể ảnh hưởng tới hoạt động của não theo nhiều cách. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn phòng ngừa những rối loạn này.
Kiểm soát căng thẳng
Nếu thường xuyên tập luyện, bạn có thể sẽ kiểm soát được căng thẳng. Trên thực tế, khi bạn tập thể dục cường độ cao, không có tác nhân nào có thể làm gián đoạn. Phần lớn những suy nghĩ tiêu cực trong lúc không tập luyện có thể tan biến hết khi bạn tập trung vào hoạt động.
theduc1-9328-1435284246.jpg
Ảnh: Silvieandmarrryl. 
Giúp thư giãn
Sau khi tập luyện đều đặn, cơ thể bạn sẽ được thư giãn. Ngoài ra các bài tập thư giãn sẽ giúp cơ thể bạn khỏe lại.
Cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm
Nghiên cứu chỉ ra rằng các endorphin được giải phóng sau tập luyện có thể khiến bạn hạnh phúc, điều này có nghĩa là thể dục có khả năng cải thiện tâm trạng. Cũng vậy, nếu thường xuyên tập luyện, bạn có thể phòng ngừa chứng trầm cảm ở một mức độ nào đó.
Tăng cường lực nắm của bàn tay
Để học một kỹ năng hoặc nghệ thuật mới, bạn cần có đôi bàn tay dẻo dai và tập luyện có thể cải thiện điều này nếu bạn tập những bài tập phù hợp.
Tăng cường kỹ năng nhận thức
Sự tập trung của bạn có thể được cải thiện nếu vận động hàng ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục có thể giúp phát triển các tế bào não.
Giúp ngủ tốt
Giấc ngủ yên bình, ở một mức độ nào đó, có vai trò quyết định đến sức khỏe tâm thần và tâm trạng của bạn. Nhờ có tập luyện, bạn có thể ngủ tốt hơn.
Tăng cường khả năng sáng tạo
Một nghiên cứu chỉ ra rằng vận động cũng giúp tăng cường khả năng sáng tạo. Nếu đang bị bế tắc trong công việc, tốt hơn là nên đi bộ hoặc tập gym, bạn có thể tìm ra “lối thoát” trong quá trình tập luyện.
Giúp bạn đánh giá bản thân tốt hơn
Sức khỏe tâm thần phụ thuộc vào lòng tự trọng của bạn và cách bạn nghĩ về bản thân. Sự tự tin sẽ tăng lên khi bạn tập luyện thường xuyên.
Cải thiện phản ứng
Có nhiều thử thách trong cuộc sống bạn cần mạnh mẽ đối diện. Vận động giúp bạn có thể đối diện với những khó khăn thử thách này mà không cần nhờ tới thói quen xấu như uống rượu, hút thuốc.


Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi

Bạn có nhiều thời gian bên cạnh chàng nhưng đang dần thiếu đi sự mới mẻ trong mối quan hệ? Tại sao bạn lại không rủ một nửa cùng tập yoga với mình?
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Partner yoga (Yoga đôi) là sự kết hợp động tác giữa 2 người tập với nhau. Nhờ sự tương tác hỗ trợ này mà người tập có thể vượt qua khả năng của chính bản thân mình để đạt đến sự mềm dẻo nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều so với tập luyện một mình.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Partner Seated Spinal Twist - động tác vặn cột sống
Hai bạn tập ngồi tựa lưng vào với nhau trong tư thế bắt chéo chân. Cả hai người đều đặt tay phải lên đùi trái của người kia và tay trái lên đầu gối của mình. Phối hợp đều cùng với nhịp thở: Hít vào khi quay người, thở ra thì vặn mình thêm một chút. Lặp lại tương tự với chiều bên kia
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Partner Bound Angle - động tác gập thân đôi
Tiếp tục trong tư thế ngồi quay lưng lại với nhau. Hai bạn để bàn chân chụm vào nhau. Khi người này bắt đầu ngả người về sau thì người kia chậm rãi thực hiện động tác uốn mình về trước (forward bend). Hít thở sâu rồi từ từ quay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại với tương tự theo chiều ngược lại.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Tandem Boat - động tác thuyền đôi
Hai bạn ngồi đối diện với nhau. Chạm hai lòng bàn chân vào nhau, đồng thời đưa hai tay ra giữ tay người kia. Giữ bàn chân chạm vào nhau, đồng thời ngả người, nâng cao chân để tạo thành tư thế con thuyền. Hít thở đều. Động tác này đòi hỏi một chút thăng bằng nhưng cũng rất thú vị đấy nhé.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Assisted Backbend - động tác tập lưng
Đứng tựa lưng và vòng tay qua nhau. Một người chùng gối, gồng cơ bụng và bắt đầu cúi người về phía trước trong khi người kia ngả lưng về phia bạn. Sau đó nâng và giữ cho người bạn tập mình không rơi khi chân họ rời khỏi mặt đất. Hít thở đều. Sau đó hạ xuống chậm rãi sau đó đổi vai và lặp lại.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Partner Dancer - động tác diễn viên múa
Đứng quay mặt vào nhau và giữ tay phải của người kia. Cả hai người sau đó dồn trọng lượng vào chân phải, nắm lấy má trong bàn chân trái hoặc mắt cá với tay trá. Nâng cao chân trái và đồng thời nâng cao tay phải để giữ thăng bằng để giữ thăng bằng cho cơ thể. Nhìn vào người bạn tập, hít thở đều. Sau đó dần dần quay trở lại tư thế ban đầu và lặp lại với chiều cơ thể bên kia.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Partner Wide-Leg Seated Forward Bend - động tác ép cơ hông và chân
Hai người ngồi đối diện với nhau, chân mở rộng, tay nắm vào cổ tay của bạn tập. Một người ngả người về sau, đồng thời chân ấn vào bắp chân của người bạn tập trong khi người kia ngả người về phía trước. HÍt thở đều, hơi xoay vặn nhẹ thân người sang hai bên một chút. Quay trở lại tư thế ban đầu, đổi chiều và lặp lại động tác.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Supine Partner Spinal Twist - động tác xoay cột sống
Một người nằm xuống trên thảm Yoga, duỗi thẳng chân phải và đưa chân trái sang bên phải cơ thể, hai tay giang ngang tạo hình chữ T với cơ thể. Người còn lại đứng vững, dùng chân trái làm chốt khóa chân trái của bạn tập, đồng thời nắm cổ tay của bạn. 
Hít thử đều. Khi đang thở ra, người đứng hơi ngả người ra sau, kéo người nằm vặn mình sang trái. Tiếp tục hít thở đều. Quay trở lại tư thế bắt đầu, lặp lại động tác theo chiều bên kia  sau đó lại đổi lượt.
8 động tác yoga đơn giản dành cho cặp đôi
Savasana Neck Rub - động tác thư giãn cổ
Một bạn nằm xuống, tạo thành tư thế savasana với hai chân rộng bằng với thảm tập, hai tay thả lỏng buông sang hai bên người. 
Người bạn tập kia ngồi phía trên đầu của người nằm, sau đó xoa bóp nhẹ nhàng  vùng vai của người nằm. Hít thở đều sau đó chuyển sang vùng cổ, vuốt dọc theo đường xương sống của người năm từ cổ lên tới gáy rồi lên đầu. Hít thở đều. Sau đó lại quay lại hai bên vai. Sau đó đổi lượt.


12 bài tập tăng thể lực cho bé từ 0-3 tháng tuổi

Trong ba tháng đầu tiên, hầu hết bé chỉ ăn và ngủ, thời gian để vận động rất ít, vì vậy cần tận dụng những lúc bé thức để giúp bé có những bài tập thể dục cơ bản. Với hầu hết các bài tập, bạn cần đặt bé trên một bề mặt sạch sẽ, mềm mại và phẳng phiu.
1. Đưa tay lên xuống
Đặt ngón cái của bạn vào lòng bàn tay của bé, những ngón tay khác của bạn đỡ lấy bàn tay bé. Cố gắng khuyến khích bé nắm chặt ngón cái của bạn.
Di chuyển cánh tay của bé lên xuống dọc cơ thể, nhằm kích thích sự dẻo dai của đôi vai. Hãy thực hiện nhẹ nhàng, đừng bận tâm tới việc chế ngự sự kháng cự từ các cơ của bé.
2. Bắt chéo tay từ hai bên sang trước ngực
Di chuyển tay của bé dang ngang hai bên, sau đó bắt chéo trước ngực. Bài tập này giúp mở rộng vai và thúc đẩy phát triển nhóm cơ bắp ở ngực.
3. Di chuyển tay lên xuống luân phiên
Di chuyển tay của bé lên xuống xen kẽ đổi bên: di chuyển một tay lên trong khi một tay khác hướng xuống. Những kiểu vận động phức tạp kích thích sự phát triển các tế bào não trong việc phối hợp vận động.
4. Xoay cánh tay
Giữ chặt hai bàn tay bé và xoay qua vai tạo thành vòng tròn lớn mỗi bên. Đổi chiều vòng tròn vận động cánh tay để giúp phát triển khả năng di chuyển của đôi vai.
5. Co duỗi chân
Nắm hai chân bé phía gần đầu gối và đẩy ngược về phía bụng của bé, ấn nhẹ rồi kéo để chân bé duỗi dài ra, giúp thúc đẩy sự vận động của xương chậu và hỗ trợ giảm thiểu hiệu quả chứng táo bón.
6. Co duỗi chân từng bên
Nắm hai chân bé phía gần đầu gối và di chuyển lên xuống về phía bụng của bé. Làm lần lượt, trong khi chân này đẩy lên hướng bụng bé thì chân còn lại được kéo thẳng ra. Bài tập giúp tăng cường khả năng vận động của khớp háng và hỗ trợ cho vùng xương chậu ổn định.
7. Mở rộng hông sang hai bên
Giữ hai chân bé, tạo chuyển động tròn từ bụng hướng sang hai bên và xuống dưới, giúp kích thích sự đàn hồi của cơ chân và sự phát triển của các cơ đùi trong.
8. Chân chạm tai
Nắm hai chân bé và đẩy lên kéo ngược về phía đầu, cùng bé chơi trò lòng bàn chân chạm tai, má và đầu. Bài tập này tác động tốt đến khả năng vận động của xương hông và kích thích phát triển nhóm cơ hông.
9. Bài tập hỗ trợ kỹ năng lật
Giữ một tay bé và di chuyển nhẹ nhàng về phía đối diện. Khuyến khích bé tự dịch chuyển cơ thể mình về hướng chuyển động. Lưu ý không kéo tay bé quá mạnh để ép bé di chuyển nếu bé chưa đủ mạnh để tự kích hoạt nhóm cơ này. Nếu cần thiết thì giữ cho đầu bé quay theo hướng này. Luân phiên thay đổi bên. Đây là sự chuẩn bị rất tốt cho kỹ năng lật của bé.
10. Lật và nằm sấp bụng
Nằm sấp sớm rất quan trọng vì nó khuyến khích bé phát triển kỹ năng vận động cũng như phát triển các cơ trên cơ thể. Khi nằm sấp, theo bản năng bé sẽ nhấc đầu (giúp phát triển cơ cổ), nâng cánh tay (giúp phát triển cơ tay và cơ ngực) và trườn chân trên mặt sàn (giúp phát triển cơ chân và cơ hông).
Có thể đặt một mẫu đồ chơi trước mặt để kích thích bé xoay cổ, từ từ di chuyển sang trái và phải. Khi bé xoay đầu nhìn theo sẽ giúp thúc đẩy cơ cổ hoạt động. Nếu làm đều đặn hàng ngày còn giúp phát triển phần lưng của bé.
Lưu ý: Em bé càng nhỏ khi lật nằm sấp sẽ có một bên cánh tay bị kẹt dưới bụng. Đừng vội giúp bé gỡ nó ra. Hãy để bé cố gắng tự giải quyết. Hãy khuyến khích bé trải nghiệm tính độc lập.
11. Tư thế máy bay
Khi đủ mạnh để ngẩng cao đầu trong lúc nằm sấp, bé của bạn đã có thể "bay". Ôm người bé bằng hai tay ngay dưới phần nách, lưu ý giữ chặt phần thân của bé chứ không phải nắm hai cánh tay, vì bé sẽ dễ bị tổn hại khớp vai. Bạn hãy nâng người bé lên và giữ bé ở tư thế nằm ngang, khi đó bé sẽ tự động nhấc đầu và chân thẳng lên. Bài tập này cực kỳ tốt, giúp bé phát triển toàn bộ chuỗi cơ lưng khỏe và dẻo dai.
Bạn có thể xoay và đưa bé nhẹ nhàng theo nhiều hướng, giúp rèn luyện nhiều nhóm cơ khác nhau và giúp phát triển khả năng định hướng không gian.
12. Bài tập thăng bằng với bóng
Đặt bé nằm sấp trên một quả bóng sạch. Giữ bóng và em bé vừa đủ để có thể điều khiển bóng di chuyển nhẹ nhàng và an toàn cho bé, không giữ bé quá chặt vì sẽ khó làm cho bé tự di chuyển trên bóng. 
Bạn có thể lăn quả bóng theo nhiều hướng, khi đó bạn sẽ thấy bé bắt đầu có những phản ứng đối với vật thể không phải là mặt phẳng. Bé sẽ cố gắng tự điều chỉnh cơ thể và bám chắc để khỏi té, hoạt động này giúp kết nối các thần kinh cơ bắp và còn có ý nghĩa rất lớn đối với kỹ năng phản xạ với tình huống kém an toàn.
Lưu ý: Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều được sinh ra với khả năng giống nhau, vì vậy mức độ áp dụng và khả năng thực hành các bài tập này khác nhau ở từng bé. Hãy quan sát và áp dụng những bài tập nào làm bé thấy vui.
Tư vấn: Mariusz Steckiewicz - Huấn luyện viên trưởng của phòng tập Body Shape.


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons