Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

4 mẹo nhỏ giúp bạn tránh ăn nhiều sau khi thể dục

Nếu bạn có thói quen thể dục thì chắc chắn bạn đã biết một điều rằng sau khi thể dục, hầu hết mọi người sẽ thèm ăn đồ ngọt. Đó là vì tập thể dục cường độ cao sẽ làm cạn kiệt năng lượng trong cơ thể, do đó bạn sẽ cảm thấy sự cần thiết phải bổ sung năng lượng nhanh chóng. 

Tuy nhiên, một điều quan trọng khác là bạn nên tránh ăn quá nhiều sau khi bạn tập luyện, nếu không tất cả những nỗ lực thể dục của bạn sẽ là vô ích và bạn phải đối mặt với nguy cơ tăng cân nhanh chóng. 

Dưới đây là một số lời khuyên và gợi ý hữu ích giúp bạn không cạn kiệt năng lượng và tránh ăn quá nhiều sau khi thể dục.

1. Tập thể dục trong khả năng chịu đựng của cơ thể

Một sai lầm rất phổ biến mà nhiều người gặp phải là tập thể dục khi bụng còn đói, tập với cường độ cao, trong thời gian dài để mong nhanh chóng đạt được mục đích giảm cân của mình. Điều này sẽ không có tác dụng như mong muốn của bạn vì việc giảm cân và tăng trưởng cơ bắp đòi hỏi một thời gian dài chứ không phải chỉ 1-2 ngày là được. Hơn nữa, tập thể dục quá khắc nghiệt trong khi đang đói sẽ càng làm cho bạn kiệt sức và có thể dẫn đến tụt đường huyết, gây choáng, đột quỵ...

Vì vậy, bạn chỉ nên tập thể dục vừa phải, phù hợp sức khỏe của mình và tuyệt đối không thể dục khi bụng trống rỗng, nếu không, sau đó bạn sẽ ăn rất nhiều, thay vì giảm cân bạn sẽ tăng cân nhanh hơn.

4 mẹo nhỏ giúp bạn tránh ăn nhiều sau khi thể dục 1

2 . Luôn ăn trước khi thể dục

Có 2 sự lựa chọn cho bạn, một là bạn có thể ăn vừa phải cung cấp tất cả các chất như carbs và protein trước khi bạn thể dục, hai là bạn có thể ăn một bữa ăn đặc biệt nhưng phải ít calo trước khi tập. 

Bất kể sự lựa chọn của bạn cũng được khuyến khích, miễn là sau khi ăn, bạn nên nghỉ ngơi một chút rồi mới tập luyện. Bữa ăn trước khi tập luyện ngăn chặn sự cố cơ bắp, đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ bắp (cơ bắp của bạn có thể bị ảnh hưởng trong quá trình tập luyện) và khiến bạn không cảm thấy đói sau khi tập xong.

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp, hàm lượng chất xơ cao vì chúng sẽ giúp bạn no lâu hơn. Bạn có thể ăn các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt... để đạt được mục đích này.

3. Uống đủ nước

Sự thật là cơ thể lọc nước rất nhanh chóng và nếu chỉ uống nước thôi thì sẽ không làm cho bạn cảm thấy no lâu. Chính vì vậy, việc uống nước hàng ngày là điều hết sức cần thiết, ngay cả khi bạn đang thể dục. 

Uống nước giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt. Uống nước trong lúc thể dục sẽ làm tăng năng lượng của bạn và bạn không cảm thấy đói ngay lúc đó. Bạn nên uống nước lạnh vì cơ thể bạn sẽ đốt cháy thêm calo để làm nóng nó lên trong thời gian tập luyện. Nhờ đó, bạn càng nhanh đạt được mục tiêu giảm cân của mình.

4. Ăn ít, nhưng ăn thường xuyên

Đây là một trong những nguyên tắc vàng của việc giảm cân vìủyõ ràng nếu chỉ ăn một hoặc hai bữa ăn cố định một ngày, bạn sẽ nhận được chất béo. Nếu bạn tập thể dục, bạn không bao giờ được bỏ bữa sáng vì bữa sáng sẽ giúp khởi động sự trao đổi chất của bạn.Hãy ăn một bữa nhẹ nhưng đầy đủ dinh dưỡng vào buổi trưa, cùng với một bữa nhỏ ngay trước khi luyện tập. Sau khi tập xong, bạn có thể ăn trái cây hoặc rau luộc, nhưng đừng ăn quá nhiều.
 
Ngoài ra, cứ ba hoặc bốn giờ, bạn nên ăn một chút gì đó. Bằng cách này, bạn sẽ liên tục cung cấp calorie cho cơ thể và ngăn chặn tình trạng đường huyết giảm đột ngột (khiến bạn cảm thấy rất đói).


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu như bài tập kegel

Theo Mary Jane Minkin, một chuyên gia sức khỏe tại Đại học Yale thì bài tập Kegel vẫn được cho là tốt nhất cho cá cơ sàn chậu. Tuy nhiên, pilate và một số động tác thể dục khác cũng được coi là có tác dụng tương tự như bài tập kegel.

Nếu bạn không thích tập bài tập kegel, bạn có thể tập 5 động tác dưới đây để tăng cường sức khỏe cho các cơ sàn chậu. Các cơ sàn chậu khỏe mạnh sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tiểu són (nhất là khi hắt hơi), ổn định chu kì kinh nguyệt và tăng cảm xúc trong quan hệ tình dục.

1. Tư thế tấm ván

5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu như bài tập kegel 1

- Nằm úp mặt xuống và sau đó nâng cơ thể của bạn lên để tạo thành một tư thế chống đẩy.
- Cánh tay thẳng và vai thẳng với cổ tay. 
- Cổ, hông và chân tạo thành đường thẳng, tránh để hông võng xuống phía dưới sàn. 
- Thắt chặt cơ bụng. Giữ tư thế này trong 30 giây đến một phút.
- Lặp lại 2-3 lần.

2. Xoay hông hình số 8

5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu như bài tập kegel 2

- Nằm ngửa với bàn chân rộng ngang hông và tay để thẳng trên sàn nhà.
- Nâng hông lên khỏi sàn, giữ vai sát mặt đất để tạo tư thế như cái cầu.
- Sau đó, dùng hông để vẽ hình số 8 trên không trung. Hạ thấp người bằng cách hạ thấp cột sống xuống sàn. 
- Lặp lại 2-3 lần, mỗi lần 8 nhịp. 

3. Nâng chân

5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu như bài tập kegel 3

- Nằm ngửa, hai chân thẳng sát nhau, tay đan vào nhau giấu bên dưới lưng của bạn. 
- Nâng chân hai bàn chân lên khỏi sàn nhà, tạm dừng.
- Sau đó nâng chân cao lên nữa cho đến khi chúng tạo thành một góc vuông với hông thì giữ trong vài giây và trở lại tư thế ban đầu.
- Lặp lại 2-3 lần, mỗi lần 10 nhịp.

4. Động tác "4 chân"

5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu như bài tập kegel 4

- Chống 2 tay sao cho cổ tay thẳng ngay dưới vai và quỳ hai đầu gối trên sàn. 
- Đưa tay phải về phía trước đồng thời chân trái duỗi thẳng ra phía sau.
- Đưa cả tay và chân về vị trí ban đầu, sau đó lặp lại với tay trái và chân phải.
- Tiếp tục xen kẽ tay và chân trong khi vẫn giữ cơ bụng thắt chặt và cố gắng để không để di chuyển thân.
- Làm 2 lần như vậy, mỗi lần 10-12 nhịp mỗi bên.

5. Ngồi xổm

5 động tác thể dục tốt cho cơ sàn chậu như bài tập kegel 5

- Đứng với chân rộng hơn so với hông.
- Uốn cong đầu gối của bạn và ngồi xổm xuống như thể bạn đang ngồi trong một chiếc ghế cho đến khi đùi song song với sàn nhà. 
- Giữ cho cơ bụng của bạn thắt lại và thân người càng thẳng càng tốt, đầu gối không vượt quá các ngón chân.
- Đứng thẳng lên để trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại.
- Làm 2-3 lần, mỗi lần 12 nhịp. 


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317



Bài tập đơn giản giúp tay to trở nên thon gọn, săn chắc

1. Quỳ gối, ép tay 

tap-tay1-Webphunu.net
Chống cả hai tay và chân xuống sàn, cầm tạ nhỏ bên trái, lòng bàn tay hướng dần ra khỏi cơ thể. Giữ cho tay phải chống xuống đất, tay trái hơi cong nhẹ khuỷu.
tap-tay2-Webphunu.net
Hơi cong tay trái để đẩy và mở rộng cánh thẳng lên trần nhà, giữ cho cơ thể cố định và cổ thả lỏng. Đặt tay về vị trí ban đầu và tiếp tục thực hiện 30 lần, sau đó đổi sang tay phải.

2. Dang rộng tay 

tap-tay3-Webphunu.net
Giữ tạ cả hai bên, mở rộng cánh tay để cơ thể tạo thành hình chữ T, lòng bàn tay phải úp xuống, còn phía bên trái nghiêng vào tường.
tap-tay4-Webphunu.net
Uốn cong khuỷu tay trái, xoay lên trên và hướng về phía sau, giữ tạ thẳng trên đầu bạn. Giữ cánh tay phải nghiêng một góc 90 độ so với cơ thể. Xoay cánh về vị trí ban đầu với lòng bàn tay hướng về phía sau. Thực hiện 30 lần và tiếp tục đổi tay.

3. Nâng khuỷu tay

tap-tay5-Webphunu.net

Quỳ chân xuống thảm, hai chân rộng bằng vai. Giữ tạ trong tay phải, nghiêng cánh tay một góc 90 độ so với cơ thể và để tay trước rốn, lòng bàn tay hướng lên trên. Mở rộng cánh tay trái về phía sau.
tap-tay6-Webphunu.net

Nâng tạ lên ngang ngực, lật lòng bàn tay hướng ra ngoài và tạo ra một đường chéo với khuỷu tay. Thực hiện 30 lần sau đó đổi tay.
4. Ép một bên tay

tap-tay7-Webphunu.net

Giữ tạ, mở rộng cánh tay trái thẳng ra. Uốn cong cánh tay phải, vặn tạo thành một góc 90 độ, lòng bàn tay hướng lên trên.
tap-tay8-Webphunu.net

Đẩy cánh tay lên trên, lòng bàn tay hướng lên trên trần nhà. Thực hiện 30 lần và thay đổi cánh tay.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Yoga cho giấc ngủ ngon

Rối loạn giấc ngủ thường kèm theo các chứng: đau đầu, mệt mỏi, tim đập nhanh, da dẻ kém tươi, mau già... Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ, các nhà tư vấn tâm lý khuyên mọi người nên tìm sự an bình, thư giãn và tập yoga.
Các bài tập yoga cho người mất ngủ dựa trên 3 yếu tố: hít thở sâu chậm - tập luyện các tư thế nhẹ nhàng - thư giãn đúng cách.
1. Hít thở sâu chậm: để giúp thông khí ở phổi, cung cấp thêm nhiều ôxy cho cơ thể, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, ổn định tinh thần, giúp xoa bóp nội tạng, cung cấp một lượng máu dồi dào cho tim, giúp tim được nghỉ ngơi, hóa giải chứng rối loạn nhịp tim và hồi hộp khó ngủ.
Tư thế 1- đứng thân cây
Tư thế 1- đứng thân cây
Thực hiện: có thể đứng hoặc ngồi trên ghế, thẳng lưng không dựa vào thành ghế. Đầu tiên, hãy thở ra thóp bụng vào để đẩy hết khí cặn tồn đọng trong phổi ra ngoài, sau đó chậm chậm hít vào phình bụng. Hít vào và thở ra vừa sức theo nguyên tắc êm - chậm - sâu - đều, đừng cho hơi thở nghe tiếng rít rít, lúc này tâm trí hướng vào luồng hơi thở, chủ yếu là thở cơ hoành: hít vào cơ hoành hạ xuống (phình bụng), thở ra cơ hoành nâng lên (thóp bụng). Thực hành hít thở sâu như vậy khoảng 5 - 10 phút, ngày 2 - 3 lần.
2. Tập luyện 2 tư thế nhẹ nhàng phối hợp với hít thở sâu:
Tư thế đứng thân cây: đứng thẳng tự nhiên, hai tay xuôi dọc theo thân, co chân trái lên cho lòng bàn chân áp vào mặt đùi phải, hai tay chắp lại thẳng trên đầu, mắt nhìn thẳng. Giữ vững tư thế này trong một phút và tập trung tinh thần, hít thở chậm bằng mũi, sau đó đổi bên chân.
Tư thế 2 - Con cá
Tư thế 2 - Con cá
Tư thế con cá: nằm ngửa, thẳng chân tự nhiên, hai tay xuôi dọc theo thân, sau đó để khuỷu tay tì xuống sàn làm điểm tựa, úp hai lòng bàn tay lên đùi, nâng vai, ưỡn ngực lên, đỉnh đầu chạm sàn, uốn cong cổ và phần lưng trên ra sau càng nhiều càng tốt. Giữ yên tư thế trong 1 phút, đồng thời hít thở chậm bằng mũi.
3. Thư giãn: Nằm ngửa trên sàn phẳng, đầu giữ thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay xuôi dọc theo thân chếch 45 độ, lòng bàn tay để ngửa, khép nhẹ hai mắt, hít thở tự nhiên bằng mũi rồi tự nhủ thầm (tự kỷ ám thị) cho các cơ trong cơ thể dần dần mềm ra theo thứ tự: hai chân, hai tay, lưng, bụng, vai, đầu, mặt, cổ... thả lỏng toàn thân. Lúc này, tâm trí hướng vào hơi thở chậm rãi, nhẹ nhàng.
Tư thế 3- Thư giãn toàn thân
Tư thế 3- Thư giãn toàn thân
Nguyễn Ngô Ngọc Vi


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Bí quyết luyện tập cho người bị loãng xương

Bí quyết luyện tập cho người bị loãng xương
Những người không tích lũy đủ khối xương trong những năm quan trọng của thời kỳ thiếu niên có nguy cơ bị loãng xương về sau này. Những yếu tố khác khiến một số người dễ bị loãng xương gồm lối sống ít vận động, hút thuốc là, mất cân bằng nội tiết và thiếu can xi trong chế độ ăn.
Loãng xương được chẩn đoán bằng test đo mật độ chất khoáng trong xương, một dạng chụp X quang đặc biệt. Các triệu chứng của loãng xương gồm giảm chiều cao, lưng còng và dễ gãy xương, nhất là ở khớp háng, xương sống và xương dài ở các chi.
Việc tập luyện đóng vai trò then chốt để kiến tạo và duy trì khối xương trong những năm tuổi trẻ. Nhưng nó cũng giúp ích cho những người đã bị loãng xương. Ở những người này, tập luyện cần chú trọng vào các bài tập ở tư thế mang trọng lượng cơ thể, thăng bằng, cải thiện dáng đi và phòng ngừa ngã.
Bài tập mang trọng lượng cơ thể nghĩa là có bàn chân và cẳng chân nâng đỡ trọng lượng cơ thể trong khi tập. Một vài ví dụ cho loại bài tập này là khiêu vũ và leo cầu thang.
Tuy nhiên, cần tránh những kiểu luyện tập tác động mạnh, như chạy, đi bộ nhanh và nhảy, có thể khiến xương sống phải chịu thêm áp lực dẫn đến gãy xương.
Thay vào đó, hãy chọn những bài tập nhẹ nhàng ở tư thế đứng như khiêu vũ và aerobics. Các bài tập đối kháng, trong đó người tập chống lại trọng lượng của một vật thể khác, cũng giúp ích vì nó tăng cường cơ bắp và bồi đắp khối xương.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng các bài tập đối kháng, sử dụng tạ rời hoặc tạ máy, làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương.
Lưu ý là cần tránh tập đối kháng trên cùng một nhóm cơ trong hai ngày liền để cơ có thời gian hồi phục.
Nếu bạn đã bị loãng xương, cần tránh những bài tập có động tác mạnh, vặn người quá mức hoặc phải cúi người xuống nhiều lần. Những động tác này có thể khiến bạn có nguy cơ gãy xương. Những động tác này gồm đứng lên ngồi xuống nhiều lần, chạm tay vào ngón chân và chèo thuyền máy.
Nếu bạn đã bị loãng xương, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc huấn luyện viên có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân loãng xương về chương trình tập cụ thể và an toàn.
Dưới đây là một số bài tập đối kháng và mang trọng lượng cơ thể phù hợp với người bị loãng xương. Tất cả các bài tập nên được thực hiện 3 lượt, mỗi lượt 10 phút, nhưng bạn có thể ngừng nếu thấy mệt, đau hoặc khó chịu trong khi tập.
Gấp cơ nhị đầu
Gấp cơ nhị đầu
1.Đứng thẳng, không chùng vai hoặc cong lưng.
2. Giữ tạ 1kg đến 2kg, khuỷu tay tạo với vai góc 90o
3. Nâng tạ bằng cách gấp 2 khuỷu tay và đưa tạ về phía vai.
4. Luôn giữ thẳng vai khi nâng tạ.
5. Hạ thấp cẳng tay về vị trí ban đầu và lặp lại bài tập này 10 lần. Thực hiện 3 lượt.
Ngừng tập nếu bạn thấy đau hoặc khó chịu ở cánh tay hoặc vùng vai gáy.
Ngồi xổm chân vuông góc với đùi
Ngồi xổm chân vuông góc với đùi
1. Đứng thẳng, chân rộng bằng vai và hai tay đưa ra trước để giữ thăng bằng.
2. Giữ lưng thẳng, từ từ hạ thấp đùi giống như bạn sắp ngồi xuống ghế. Cảm giác căng cơ vùng mông.
3. Để không bị đau khớp gối, cần giữ để đầu gối không vượt quá ngón chân và thẳng hàng với ngón chân giữa. Bạn có thể giữ tư thế này trong vài giây.
4. Làm lại 3 lượt, mỗi lượt 10 phút. Ngừng tập nếu thấy đau ở cẳng chân.
Bước cầu thang
Bước cầu thang
1. Đứng trên mặt phẳng, bước một chân lên bậc cầu thang hoặc một bục cố định. Vị trí đầu gối của chân bước lên phải thẳng hàng với vai và ngón chân giữa.
2. Cúi ra trước và đẩy người lên bằng các cơ ở vùng mông và các cơ khoeo của chân bước trước.
3. Hạ người xuống và làm lại động tác này cho đến khi bạn thấy mệt.
4. Làm 3 lượt, mỗi lượt 10 phút, sau đó đổi chân kia và làm 3 lượt nữa. Ngừng tập nếu thấy đau hoặc khó chịu ở đầu gối.
Ép vai bằng tạ
Ép vai bằng tạ
1. Đứng thẳng, không chùng vai hoặc cong lưng.
2. Giữ tạ 1kg đến 2kg, khuỷu tay tạo với vai góc 90o
3. Đưa tạ lên quá đầu, sau đó hạ tạ xuống tư thế ban đầu và làm lại 10 lần. Thực hiện 3 lượt.
4. Ngừng tập nếu thấy đau hoặc khó chịu ở vùng vai hoặc gáy.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Vì sao tập thể dục thường xuyên nhưng không giảm cân?


Bạn tập thể dục đều đặn với những bài tập đốt nhiều năng lượng nhưng cân nặng vẫn không giảm? Các chuyên gia đã chứng minh điều đó xuất phát từ 4 nguyên nhân sau.

Theo Daily Mail, hoạt động thể chất không giúp người béo giảm cân nhưng rất hữu ích trong việc phòng tránh bệnh tật.
1. Tâm lý ăn nhiều hơn sau khi luyện tập
Hầu hết mọi người nghĩ rằng việc đi bộ nhiều khiến chúng ta ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, việc đi bộ nhiều có thể khiến chúng ta tiêu thụ thức ăn không lành mạnh. Bởi tâm lý, đền bù cho bản thân sau khi luyện tập.
Nghiên cứu mới đây của ĐH Aiona State với 81 phụ nữ thừa cân, ít vận động cho thấy, sau 3 tháng liên tiếp chạy bộ 3 buổi mỗi tuần và chế độ ăn uống cá nhân không đổi, cân nặng của họ giảm không đáng kể.
Trong khi đó, cơ thể của 70% số người tham gia nghiên cứu đã tăng thêm khối lượng chất béo lớn. Theo quan sát trong thời gian thí nghiệm, những người này có xu hướng ăn nhiều hơn và di chuyển ít sau giờ tập.
Nhà nghiên cứu bệnh béo phì Zoe Harcomebe tin rằng, tập thể dục có thể dẫn đến tâm lý “tự thưởng” và tăng lượng thức ăn chúng ta nạp sau đó. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều sau khi tập thì quá trình luyện tập gian khổ sẽ không hiệu quả.
2. Căng thẳng
Chúng ta thường tin rằng tập thể dục là giải pháp giảm căng thẳng. Quá trình này diễn ra bằng sự giải phóng hormone cortisol. 
Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hệ thống nội tiết có thể làm việc không như bạn mong chờ, tác động đến sự điều tiết lượng cortisol, có thể khiến bạn căng thẳng hơn. Mức độ cortisol cao còn khiến cơ thể tích lũy chất béo và tăng cảm giác thèm ăn.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bạn căng thẳng và muốn giảm cân, hãy chú trọng vào việc cải thiện giấc ngủ và thư giãn với chế độ bài tập nhẹ nhàng thay vì những bài tập nặng.
3. Chế độ ăn như vận động viên
Bên cạnh việc tập luyện, nhiều người còn lựa chọn chế độ ăn như của vận động viên và tin rằng điều đó sẽ giúp họ có cơ thể mơ ước. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, chế độ ăn của các vận động viên chuyện nghiệp thực sự không phù hợp với người bình thường.
Chế độ ăn giàu năng lượng và chất béo cần quá trình luyện tập hà khắc để tiêu thụ và xây dựng chất dinh dường thành cơ bắp. Đây là yếu tố mà người bình thường khó có thể thực hiện.
4.Luôn thực hiện một bài tập
Các nhà khoa học tại ĐH Tampa, Florida, đã phát hiện rằng, khi bạn thường xuyên luyện tập những bài thể dục quen thuộc, cơ thể sẽ thích nghi và đạt tới trạng thái ổn định tim mạch cường độ thấp. 
Trong thời gian đầu, bài tập có thể đem lại hiệu quả giảm cân tức thì, nhưng theo thời gian, cơ thể sẽ quen dần và cân nặng không giảm.
Để đạt hiệu quả giảm cân cao, bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng ít carbohydrate và calo, đồng thời thương xuyên thay đổi bài tập.



Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Đi xe đạp là môn thể dục nâng cao sức khỏe

Lợi ích của việc đạp xe

- Cải thiện chức năng tim phổi: Các chuyên gia vận động khoa học cho rằng, đi xe đạp có thể rèn luyện toàn diện các cơ quan trong cơ thể, tăng cường chức năng tim phổi và tăng sức chịu đựng, thúc đẩy trao đổi chất và tuần hoàn máu, làm chậm quá trình lão hóa. Xe đạp cũng được cho là một trong những phương tiện tốt nhất để khắc phục các vấn đề tim phổi.

Vận động bền bỉ lâu dài có thể giúp bão hòa oxy trong máu, giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch, tăng cường sức mạnh cho cơ tim và nhịp tim ổn định hơn, tăng lưu lượng vận chuyển máu gấp 2 - 2,5 lần, kết quả là tim tiêu tốn ít oxy, hiệu quả làm việc cao hơn trong quá trình vận động.

- Tăng cường thể chất và sự nhẫn nại: Tập thể dục bằng cách đi đạp xe là một phương pháp giúp bạn ngày một cải thiện chức năng của cơ bắp. Thường xuyên đi xe đạp giúp tăng cường cơ bắp cho chân và rất tốt cho sự di chuyển của hông và đầu gối.

Dần dần bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt trong các cơ ở chân, đùi và hông. Ngoài ra, đi xe đạp là một cách tốt để xây dựng khả năng chịu đựng. Bởi vì mọi người thích đi xe đạp và họ sẽ không nhận ra rằng càng ngày họ càng có thể đi được xa hơn.

- Cải thiện sức khỏe tâm lý: Đi xe đạp ngoài trời có thể kích thích sức khỏe tâm lý. Kiểu vận động vừa phải này có thể khiến cơ thể bài tiết một loại hormone tên là endorphins β, có thể giúp con người thoát khỏi lo lắng, tinh thần vui vẻ, sảng khoái.

Đồng thời, việc dùng lực toàn thân trong quá trình đạp xe sẽ giúp thu hẹp mạch máu, khiến tuần hoàn máu được đẩy nhanh hơn, não bộ tiêu thụ nhiều oxy hơn, mắt tinh tai thính, tâm trí sáng suốt hơn.


Ảnh minh họa

Đạp xe sao cho đúng cách

- Tư thế: Tư thế đi xe đạp sai không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả rèn luyện, mà còn rất dễ làm tổn thương cơ thể. Chẳng hạn như hai chân khuỳnh rộng, cúi đầu, vẹo lưng…đều là những tư thế không chuẩn xác.

Tư thế đúng đó là: Cơ thể hơi nghiêng về phía trước, hai cánh tay duổi thẳng, hóp chặt bụng, dùng cách thở bằng bụng, hai đùi song song với thanh ngang của xe, đầu gối, hông luôn phối hợp nhịp nhàng, đồng thời chú ý tới nhịp điệu đạp xem.

- Động tác: Nhiều người cho rằng, đạp xe chính là chân đạp xuống dưới, bánh xe quay thì đạp. Thực ra, đạp xe chính xác bao gồm 4 động tác thống nhất: đạp, kéo, nâng, đẩy. Chân đạp xuống dưới, bàn chân co lại kéo lên, rồi nâng bàn đạp cuối cùng đẩy xuống, như vậy mới hoàn thành tròn một nhịp đạp xe. Như vậy đạp xe nhịp nhành không chỉ tiết kiệm sức lực mà còn đẩy nhanh tốc độ.

- Tốc độ: Trên thực tế, nhiều người do bận rộn hoặc không để ý nên chỉ đạp xe dưới mức khả năng của mình. Điều này cũng tốt cho sức khỏe, nhưng sẽ là tốt hơn đến 3 lần nếu biết và đạp với hết khả năng của mình. Lấy ví dụ về một buổi đạp xe kéo dài trong 30 phút: 10 phút đầu đạp với tốc độ 20-25 km/h để làm nóng, và cũng là thời gian ra đến đường tập chính, 10 phút sau đó, đạp nhanh hết mức có thể.

Ở giữa giai đoạn này, người tập phải có cảm giác khó thở, đổ mồ hôi, và hơi khó để duy trì vận tốc nhưng đây chính là giai đoạn quan trọng nhất và người tập không nên đạp chậm lại mà cần cố gắng duy trì tốc độ cao nhất càng lâu càng tốt.10 phút cuối là thời gian thả lỏng nên cần đạp chậm để về nhà.

Để đạp xe với tất cả khả năng, người tập nên có một đồng hồ đo thời gian và tốc độ, để so sánh tốc độ cao nhất để đạt được qua mỗi ngày.


ĐIỀU TRỊ BỆNH CỘT SỐNG - THẦN KINH THEO PHƯƠNG PHÁP DIỆN CHẨN


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

7 bài tập giúp săn chắc cơ ngực

Theo thời gian, cơ ngực của chúng ta sẽ mất dần đi sự săn chắc và trở nên chảy xệ. Những bài tập sau đây sẽ giúp ích cho bạn sở hữu bộ ngực săn chắc hoàn toàn tự nhiên.

Bộ ngực của bạn sẽ thu hút sự chú ý ngay khi bạn bước ra ngoài trong một chiếc váy ôm sát cơ thể. Nhưng thật không may, vì ngực của bạn sẽ không còn được đẹp như vậy khi bạn già đi. Ngực chảy xệ là một cơn ác mộng đối với hầu hết phụ nữ ngày nay, khiến cho họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc nhờ tới sự can thiệp của dao kéo. Tuy nhiên, trước khi bạn rơi vào tình trạng này, bạn nên biết rằng việc luyện tập và chế độ ăn uống thích hợp có thể ngăn ngừa sự chảy xệ trong khoảng thời gian dài. Những bài tập sau đây sẽ giúp ích cho bạn sở hữu một bộ ngực săn chắc hoàn toàn tự nhiên.

Sasha Gusain, một huấn luyện viên cá nhân đã cấp chứng nhận AEC cho biết: "Cách tốt nhất để cải thiện tình hình đó là tập luyện, đặc biệt là tập tạ vì nó làm cho các cơ xung quanh mô vú trở nên săn hơn, tạo ra một bề mặt căng và rắn chắc. Đây là sự lựa chọn tốt nhất cho những người có trọng lượng vừa phải, nhưng có thể không có tác dụng đối với người đã bị chảy xệ hoặc thừa cân."

Bài tập chống đẩy

Chống đẩy là một trong những cách hiệu quả giúp ngực săn chắc.

Bạn chắc đã nhìn thấy chồng chống đẩy đều đặn vào mỗi buổi sáng trước khi đánh răng. Hãy xin lời khuyên từ anh ấy và bắt đầu một ngày mới của bạn với vài cái chống đẩy. Động tác như sau: Nằm sấp xuống sàn nhà, 2 bàn tay đặt quá vai một chút, giữ thẳng lưng và nâng cơ thể bạn từ sàn nhà lên bằng cách đẩy thẳng 2 cánh tay. Sau đó hạ thấp cơ thể xuống sàn và lặp lại động tác.

Bài tập đẩy tạ qua vai

Bài tập đẩy tạ qua vai này đơn giản nhưng hiệu quả mang lại rất tuyệt với.

Nếu bạn đang có ý định tập tạ thì đây là cơ hội của bạn. Đẩy tạ qua vai là một hình thức phổ biến của các bài tập, mục đích của nó là mang lại sự săn chắc cần thiết cho bộ ngực. Tất cả những gì bạn cần làm là đứng với chân rộng bằng vai và đầu gối hơi khụy xuống. Bây giờ, hãy để tạ phía trên vai một chút và đẩy chúng lên cho đến khi cánh tay của bạn thẳng trên đầu. Giữ trong một giây, hạ thấp tạ tới vị trí mà bạn bắt đầu và lặp lại.

Bài tập đẩy tạ đơn

Tập tạ đơn cũng là một giải pháp hoàn hảo mang lại cơ ngực săn chắc.

Đây có thể là một bài tập hoàn hảo nếu bạn đang gặp những vấn đề ở vùng thắt lưng hoặc muốn cải thiện vóc dáng. Tuy nhiên, bạn có biết rằng bài tập tạ đơn cũng rất hữu ích trong việc luyện tập cơ ngực? Hãy để phần lưng, vai, và cổ thư giãn trên một chiếc ghế dài, lòng bàn chân đặt trên sàn nhà, đầu gối vuông một góc 90 độ. Bây giờ, giữ tạ phía trên ngực, đẩy tay thẳng lên. Sau đó hạ xuống phía dưới đầu tới mức căng nhất bạn có thể. Bạn chắc chắn sẽ thấy việc kéo căng thực sự mang đến hiệu quả. Lặp lại động tác bằng cách nâng lại quả tạ lên trên ngực.

Bài tập đẩy tạ đòn

Với một số người, tạ đòn có thể hơi quá sức, nhưng nó lại là bài tập giúp bạn nhanh có cơ ngực săn chắc.

Tạ đòn cũng là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn muốn nhắm tới cơ ngực và làm cho vòng 1 của bạn săn chắc hơn. Mặc dù không có nhiều sự khác biệt giữa bài tập tạ đơn và tạ đòn, bạn có thể vẫn muốn dùng tạ đòn thay thế. Bạn cũng có thể chỉnh ghế hơi dốc để có được kết quả tối đa. Nhưng hãy nhớ tập luyện một cách từ từ và uống nhiều nước, vì bạn sẽ lặp đi lặp lại các động tác.

Yoga

Yoga mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp.

Tập Yoga để nâng kích cỡ vòng 1 không phải là một khái niệm mới. Bạn có thể chọn cho mình những tư thế thích hợp giúp ích cho việc làm săn chắc ngực cũng như các mô vú. Có thể kể đến một vài tư thế phổ biến nhất như tư thế đứng bằng vai, tư thế đứng bằng đầu và tư thế thư giãn chân trên tường. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến người hướng dẫn để được chỉ bảo những vấn đề cơ bản trong đó bao gồm kỹ thuật thở và các tư thế khác.

Bơi lội

Bơi lội cũng là giải pháp hoàn hảo để bạn sở hữu một body quyến rũ.

Những người không muốn đổ mồ hôi trong phòng tập thể hình sẽ vui mừng khi biết rằng bơi lội cũng là một cách tuyệt vời để làm săn chắc cơ ngực. Ví dụ, trong khi bơi ếch thì phần ngực của bạn sẽ úp xuống và quạt nước bằng 2 tay. Không chỉ để giảm cân, bơi lội còn giúp bạn có được một bộ ngực săn chắc hơn vì nó chủ yếu nhắm vào các cơ ngực .

Bài tập kéo cáp

Một bài tập khác thực sự mang đến cho bộ ngực bị chảy xệ của bạn sự săn chắc là bài tập kéo cáp. Hãy nhờ người hướng dẫn phòng tập thể hình gắn tay cầm vào ròng rọc phía trên của máy dây cáp và bắt đầu. Bạn chỉ cần giữ tay ở phần giữa dây cáp và đẩy chúng đi xuống theo hình chữ Y. Đừng quên giữ thẳng phần thân trên của bạn trong khi thực hiện bài tập này.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

Bài tập hàng ngày cho vòng 2 như ý

Chỉ với 10 phút mỗi ngày cùng với sự cố gắng, nỗ lực và tập trung cao độ, bạn sẽ cải thiện được vòng eo của mình một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Bước 1: Nhảy dây. Bạn hãy dành 30 giây nhảy dây để bắt đầu bài tập. Việc làm này sẽ giúp tim đập nhanh hơn một chút và sẵn sàng cho quá trình tập luyện
Bước 2: Bài tập hình chữ V. Nằm thẳng trên thảm, chân duỗi thẳng, hai tay đặt úp và song song với cơ thể. Từ từ nâng chân trái lên, đồng thời, dùng cơ bụng nâng thân ở phía trên lên sao cho tay phải chạm vào mé ngoài của chân trái. Lặp lại động tác với chân bên phải và tay bên trái. Tập động tác trong vòng 30 giây rồi tiếp tục dành 30 giây để nhảy dây
Bước 3: Bài tập hít đất nâng chân. Đặt người ở tư thế hít đất: mặt đối diện thảm, hai tay chống vuông góc và chân rộng bằng hông. Cố gắng giữ thẳng lưng và hông, nâng đầu gối trái lên gần phía cánh tay phải. Bạn không cần thiết phải để đầu gối chạm hẳn vào tay. Lặp lại với đầu gối phải và cánh tay trái. Tập động tác trong vòng 30 giây rồi tiếp tục dành 30 giây để nhảy dây
Bước 4: Bài tập Pilates. Nằm ngửa trên thảm, mặt đối diện với trần nhà, tay song song với cơ thể, hông đặt vuông góc với sàn. Dùng lực của bụng nâng tất cả thân người trên lên thật nhanh đồng thời hít sâu vào. Bạn hãy hít vào và thở ra sau khoảng 10 lần nâng người như vậy. Hãy cố gắng giữ tay, chân ở nguyên vị trí và nâng cao người khi tập. Tập động tác 100 lần rồi tiếp tục dành 30 giây để nhảy dây
Bước 5: Bài tập đạp xe chậm. Tư thế ban đầu của cơ thể như ở bài tập Pilates ở bước 4. Đặt tay sau đầu và nâng nhẹ vai lên khỏi thảm. Từ từ duỗi thẳng chân phải và co chân trái lên. Đồng thời, nghiêng vai phải về hướng chân trái. Quay trở về trạng thái ban đầu và lặp lại với bên ngược lại. Thở vào khi về vị trí trung tâm và hít vào khi thực hiện động tác. Tập động tác trong vòng 30 giây rồi tiếp tục dành 30 giây để nhảy dây
Bài tập 6: Bài tập cho phần lườn. Nghiêng người phía bên trái, chân thẳng và giữ người bằng tay trái, tay phải giơ cao. Dùng lực của bụng và chân phải, nâng chân trái và cơ thể lên sao cho chúng tạo thành đường thẳng. Lặp lại động tác 10 lần với mỗi bên. Nghỉ 2 phút rồi tiếp tục lặp lại toàn bộ bài tập





NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ


Gọi cho chúng tôi 0902233317

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons