Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Động tác thể dục cho cơ sàn chậu: đơn giản nhưng vô cùng có lợi

Bài tập co thắt cơ sàn chậu có tác dụng ngăn chặn, cải thiện những triệu chứng són tiểu hoặc tiểu không tự chủ và làm tăng sự thỏa mãn trong "chuyện phòng the".

Bạn đã nghe nhiều tới các bài tập các cơ sàn chậu (cơ ở khung xương chậu) và tác dụng của nó?

Cơ sàn chậu là các cơ bắp nhỏ chạy từ xương mu đến cột sống và bao quanh bàng quang, niệu đạo. Các cơ này chịu trách nhiệm tạo ra các cảm giác kích thích trong quá trình "giao ban". Và nếu bạn càng "bắt" các cơ này phải tập luyện thì chúng càng làm việc tốt hơn.

Bài tập co thắt cơ vùng sàn chậu có tác dụng ngăn chặn và cải thiện những triệu chứng són tiểu hoặc tiểu không tự chủ ở những phụ nữ có thai hoặc sau khi sinh. Cơ sàn chậu khỏe mạnh cũng góp phần đem đến sự thỏa mãn trong "chuyện phòng the".

Nếu bạn quan tâm đến các bài tập này, hãy tập luyện chúng trong ít nhất 4-6 tuần. Khi mới tập luyện, bạn cần biết cách tìm kiếm chính xác các cơ ở vùng chậu. Tập 2 lần/ngày và trong 2 tuần. Từ tuần 3-6, thực hành các bài tập đầy đủ.

Người mới bắt đầu nên tập trong vòng 60 giây hoặc 10 lần.
Người đã tập quen nên tập 90 giây hoặc 20 lần.
Người đã tập thành thạo nên tập trong 2 phút hoặc 30 lần.

Xác định các cơ sàn chậu

Động tác thể dục cho cơ sàn chậu: đơn giản nhưng vô cùng có lợi 1- Nằm ngửa, hai chân đặt trên sàn, đầu gối co lại. Thư giãn và đặt ngón tay cách xương hông khoảng vài centimet.

- Để kích hoạt cơ sàn chậu, đầu tiên hãy tưởng tượng rằng bạn đang cố gắng nhịn đi tiểu. Khi làm như vậy bạn sẽ bắt đầu cảm thấy có sự thắt chặt các cơ bắp như thể căng ra phía các ngón tay.

- Sau đó thả lỏng các cơ và tiếp tục lặp lại: thắt chặt - thả lỏng. Thở đều trong khi bạn làm động tác thắt chặt cơ ở khung xương chậu như vậy.
Tăng cường sức chịu đựng

Động tác thể dục cho cơ sàn chậu: đơn giản nhưng vô cùng có lợi 2- Nằm ngửa trên một tấm thảm, bàn chân đặt trên sàn và đầu gối co lại. Sau đó "kích hoạt" các cơ sàn chậu.

- Thở ra và trượt gót chân trái ra xa sao cho chân trái dẫn duỗi thẳng. Giữ cho khung xương chậu của bạn co lại.

- Hít vào, co chân trở lại vị trí bắt đầu. Sau đó lặp lại bài tập với chân phải.
Tăng cường sự co thắt

Động tác thể dục cho cơ sàn chậu: đơn giản nhưng vô cùng có lợi 3- Nằm ngửa với bàn chân của bạn trên sàn, co đầu gối và đặt một chiếc vòng quanh đầu gối.

- Hít vào, lúc thở ra thì đồng thời siết chặt các cơ sàn chậu và nâng hông lên cho đến khi chỉ có vai chạm sàn.

- Khi tiếp tục hít vào thì tạm dừng động tác nhưng vẫn duy trì sự co lại của sàn chậu.

- Thở ra và trở lại tư thế ban đầu. Di chuyển chậm và hít thở thêm nếu cần thiết.

Những bài tập mạnh hơn cả Viagra


 
Ảnh minh họa
 
Tập luyện từ 3-4 lần mỗi tuần đóng góp rất nhiều cho kỹ thuật tình dục, sự uyển chuyển cũng như sức dẻo dai của phái mạnh. Vậy những bài tập thể dục như thế nào có hiệu nghiệm nhất?
Nâng tạ
Một mức nâng tạ hợp lý có thể giúp cơ thể sản xuất ra testosterone, động lực thúc đẩy hoạt động tình dục ở nam giới.
 
Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa những bài tập nặng với mức độ gia tăng testosterone. Vì vậy, nâng tạ không chỉ cho các quý ông cơ bắp cuồn cuộn mà còn khiến đời sống tình dục của họ thăng hoa bằng cách tăng sức dẻo dai cho phần vai, ngực và lưng. Phần trên của cơ thể càng khỏe thì càng tăng được sức chịu đựng cho các cơ bắp trong quá trình “giao ban”.
Kegels
Bài tập co cơ Kegel được cho là một loại “Viagra” tốt cho đàn ông bởi những bài tập này có thể tăng khả năng chịu đựng và kiểm soát nhờ sự kết hợp của các cơ bắp dưới khung chậu.
 
Được đặt tên theo nhà vật lý trị liệu người Mỹ, Arnold Kegel, bài tập co cơ tăng cường hoạt động của phần xương chậu, giúp hoạt động tình dục được dẻo dai hơn. Đàn ông có thể sử dụng Kegels để “trì hoãn” sự xuất tinh bằng cách co các cơ lại trước khi đạt cực khoái.
 
Cách thực hiện bài tập này: việc đầu tiên là xác định vị trí cơ chủ bằng cách siết chặt đồng thời các cơ nhằm ngăn luồng niệu đạo ở giữa. Khi đã nắm bắt được vị trí đó, có thể tiến hành tập Kegels bao nhiêu lần tùy ý. Trung bình, thực hành co cơ ba lần mỗi ngày, mỗi lần 10 nhịp, giữ mỗi nhịp co dài ba giây.

Yoga
Muốn thay đổi “không khí” cho các buổi “giao ban” bằng một số tư thế mới, bạn hãy tập yoga, môn thể thao này cho phép cơ thể có thể thực hiện được nhiều tư thế sáng tạo mà vẫn cảm thấy thoải mái. Các dáng tập yoga tăng cường các cơ xương chậu như gập người, uốn mình theo dáng công...
Đi bộ nhanh
Trong một nghiên cứu trên 31.000 đàn ông tuổi trên 50, các nhà nghiên cứu Harvard kết luận các bài tập aerobic có thể giảm tới 30% nguy cơ bất lực. Cụ thể, các hoạt động aerobic đốt cháy ít nhất 200 calorie mỗi ngày, hay tương đương đi bộ nhanh 3 km có thể giảm đáng kể nguy cơ bất lực. Đi bộ nhanh có thể tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp các mạch máu thông suốt, kết quả là kéo dài được khả năng “ân ái”.
Bơi lội
Trong một nghiên cứu khác của Harvard với 160 nam giới và phụ nữ người thường xuyên bơi lội. Họ so sánh hoạt động tình dục ở những người độ tuổi 60 với 40 và đưa ra kết luận bơi lội thường xuyên, đặc biệt là bơi các quãng dài có thể giúp cơ thể con người tràn đầy năng lượng. Bơi ít nhất 30 phút mỗi lần, mỗi tuần ba lần giúp tăng sức dẻo dai trong “quan hệ”, đồng thời giảm được cân thừa, đó cũng là yếu tố gây cản trở cho “chuyện ấy”.
 
Một nghiên cứu trên 110 đàn ông béo phì và bất lực cho thấy chỉ cần giảm 10% trọng lượng cơ thể sẽ cải thiện được chức năng tình dục tới 1/3. Và tất nhiên, khi có một cơ thể gọn gàng, bạn sẽ càng hấp dẫn hơn trước mắt bạn tình.
 
 
AloBacsi.vn

5 sai lầm khiến việc tập thể dục của chị em không hiệu quả

1. Nhịn ăn trước khi tập

Để bụng rỗng trước khi tập thể thao là sai lầm lớn mà rất nhiều phụ nữ mắc phải. Với quan niệm rằng ăn trước khi tập sẽ khiến việc tập luyện không hiệu quả, nhiều người đã chọn cách bỏ đói cơ thể trước khi đến phòng tập với mong muốn đốt cháy nhiều chất béo dư thừa hơn.

Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể bạn cần một nguồn năng lượng ổn định để sử dụng trong suốt quá trình tập luyện, như vậy thì việc đốt mỡ mới hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ tụt huyết áp, ngất xỉu khi đang tập.

Vì vậy, bạn nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút, thức ăn giàu proteine và được bổ sung thêm một ít tinh bột là tốt nhất.

2. Không làm khởi động trước khi tập

Đôi khi vì quá bận rộn hoặc vội vàng mà chúng ta cho rằng chỉ cần tập những động tác chính là đủ và thường bỏ qua phần khởi động. Đây là mấu chốt khiến cho một giờ tập luyện liên tục lại không giúp bạn đốt cháy mỡ thừa nhiều bằng 30 phút tập bài bản. Cơ thể bạn cần ít nhất 5-15 phút khởi động, làm nóng các cơ để thích nghi với các bài tập chính. Vì vậy, đừng bỏ qua thời gian khởi động này nhé.

5 sai lầm khiến việc tập thể dục của chị em không hiệu quả 1
Tập thể dục phải đúng cách mới có hiệu quả. Ảnh minh họa

3. Tập quá khắc nghiệt

Áp lực đạt được mục tiêu thân hình hoàn hảo trong thời gian ngắn cũng chính là lý do chị em cố gắng tập thể dục thật nhiều và tập các động tác nặng.

Tuy nhiên, sức khỏe và khả năng chịu đựng, thích nghi của mỗi người khác nhau. Vì vậy, bạn nên tập thể dục với cường độ phù hợp sức khỏe của mình. Đừng vội vàng thử các bài tập nặng trong 2-3 tháng đầu tập thể thao sẽ khiến chị em nhanh nản đồng thời gây ra các tổn thương cho cơ xương khớp.

4. Chọn bài tập không phù hợp

Trong trường hợp bạn có thể trạng dễ tích lũy mỡ thừa ở phần bụng nhưng lại chọn các bài tập cần dùng nhiều phần cơ bắp chân, cơ đùi thì chắc chắn kết quả giảm mỡ sẽ rất thấp. Tương tự, các động tác như gập bụng lại không phù hợp với những người có phần đùi to và cần giảm mỡ hông đùi. Vì vậy, việc chọn cho mình các bài tập phù hợp là rất quan trọng vì nó giúp bạn đạt được mục đích tập thể dục của mình.

Trước khi tập, bạn hãy xác định phần cơ thể nào cần được tập luyện nhiều nhất để có kế hoạch tập luyện phù hợp.

5. Bỏ qua phần giãn cơ

Sau khi tập luyện, việc kéo căng cơ để giúp các cơ bắp thư giãn phục hồi, chống đau mỏi cơ là rất quan trọng nhưng lại bỉ rất nhiều người xem nhẹ. Bỏ qua phần giãn cơ khiến cho bạn dễ bị đau bắp tay, bắp chân, đau nhức cơ thành bụng, kết quả là việc tập luyện không được duy trì đều đặn, không hiệu quả như bạn mong muốn.

4 bài tập tạ cho cơ ngực săn chắc


Trong thời gian từ tuần 1 đến tuần 4, bạn hãy thực hiện những động tác cơ bản cùng tạ có khối lượng vừa phải với cơ thể. Mỗi bài tập bạn cần thực hiện thành 3 hiệp, mỗi hiệp nâng từ 8 đến 12 lần. Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp là 90 giây.

Nếu bạn tập tại phòng tập của một trung tâm thể hình, sẽ có huấn luyện viên hướng dẫn cụ thể các bài tập theo từng buổi. Nếu bạn tập tại nhà và có đủ dụng cụ luyện tập, thì nên chia thành những bài tập trong ngày.

Bài tập 1:


Tư thế 1: Bạn nằm trên một chiếc ghế dài không có trụ nâng, cùng một thanh tạ đòn dài. Hai tay nắm lấy thanh sắt sao cho phần tay nắm trên thanh sắt rộng hơn vai. Để thanh tạ trên ngực như trong hình.

Tư thế 2: Nâng tạ lên, hai tay thẳng (thở ra). Hạ tạ xuống từ từ, trở về tư thế 1 (hít vào).

Tập bài tập này trong 3 hiệp, giữa mỗi hiệp nghỉ 1 phút.

Bài tập 2:



Tư thế 1: Bạn nằm trên một chiếc ghế dài cùng hai quả tạ đơn. Hai tay nắm chắc tạ để hai bên nhưng cao hơn ngực một chút.

Tư thế 2: Nâng tạ lên cao thẳng đứng, hai tay thẳng và không để hai quả tạ chạm nhau (hít vào) và trở về tư thế 1 (thở ra).

Tập trong 3 hiệp, giữa mỗi hiệp nghỉ 1 phút.

Bài tập 3:


Sử dụng hai tạ đơn có khối lượng vừa đủ trong bài tập này.

Tư thế 1: Nằm trên ghế nghiêng, hai tay cầm tạ đặt hai bên vai, lòng bàn tay ngửa ra phía trước.

Tư thế 2: Đẩy tạ lên, giữ hai tay thẳng (hít vào) và hạn chế để hai tạ chạm nhau. Hạ tạ xuống trở về tư thế 1 (thở ra).

Tập bài tập này trong 3 hiệp, giữa mỗi hiệp nghỉ 1 phút.

Bài tập 4:


Tư thế 1: Nằm trên ghế dài có kệ đỡ tạ. Tay nắm chắc tạ và đặt hai tay sát nhau.

Lưu ý: Nên chọn khối lượng tạ vừa phải, vì tư thế này hơi khó giữ thăng bằng cho tạ.

Tư thế 2: Hạ tạ xuống từ từ (hít vào) rồi đẩy tạ lên trở về tư thế 1 (thở ra).

Tập bài tập này trong 3 hiệp, giữa mỗi hiệp nghỉ 1 phút.

Bạn cần chú ý một số điểm sau:

Trước khi tập:

- Bạn không nên uống rượu: Vì rượu khiến tim đập nhanh làm mạch máu giãn nở nhiều hơn bình thường, thành mạch máu mỏng hơn nên khi vận động mạnh dễ làm đứt mạch máu.

- Bạn không nên ăn no: Khi ăn no mà luyện tập, máu sẽ chuyển từ các cơ quan tiêu hóa sang cho những cơ bắp đang luyện tập, gây cản trở cho việc tiêu hóa. Tốt nhất bạn chỉ nên luyện tập sau khi ăn 2 tiếng.

- Khởi động: Khởi động sẽ làm nóng các cơ bắp, máu lưu thông tốt hơn và làm tăng sức chịu đựng của các cơ.

Trong khi tập:


- Điều vô cùng quan trọng là bạn phải hít thở thật sâu.

- Thời gian nghỉ giữa mỗi hiệp tập khoảng từ 1 đến 2 phút.

- Không uống quá nhiều nước, vì sẽ làm cơ thể dễ mệt mỏi.

Sau khi tập:

- Hít thở đều cho lại sức.

-Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi tập. Nghỉ ngơi, lau mồ hôi cho khô rồi nửa tiếng sau mới tắm.

- Nên dùng chanh muối, nước cam, sữa đậu nành để giải khát, bù lại lượng muối đã mất khi luyện tập.

6 động tác thể dục với ghế

Nếu bạn không có thời gian để tới các phòng tập hay dành vài giờ đi bộ mỗi ngày thì 6 động tác nhanh gọn với ghế sẽ là bài tập lý tưởng cho bạn.

Để các bài tập đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần thực hiện liền 6 động tác với tốc độ nhanh nhất, gần như không có thời gian nghỉ giữa các động tác.
Tất cả những gì bạn cần là một chiếc ghế chắc chắn (không sử dụng ghế xoay).
Động tác 1
Ngồi sát ra phía ngoài mép ghế. Hai chân vuông góc với sàn nhà, hai tay chống nhẹ lên thành ghế, khuỷu tay cong. Từ từ dùng lực ở cổ tay, duỗi thẳng cánh tay, nâng người lên khỏi ghế. Giữ nguyên tư thế vài giây rồi hạ người xuống. Lặp lại động tác 30 lần.
Động tác 2
Ngồi sát mép ghế. Hai chân vuông góc với sàn nhà. Cổ chân duỗi thẳng, mũi chân chống xuống sàn. Khuỷu tay co lại sát thân, cánh tay xòe tạo góc 90 độ. Nhanh chóng bật tung hai chân sang hai bên đồng thời đưa hai tay lên cao, giữ nguyên tư thế vài giây rồi trở về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác 30 lần.
Động tác 3
Chuẩn bị ở tư thế ngồi sát mép ghế, chân phải co vuông góc với sàn nhà, chân trái duỗi thẳng. Hai tay gập đan chéo, bàn tay đặt hờ lên vai. Từ từ nâng chân trái lên cao, đồng thời xoay người về bên trái. Giữ nguyên tư thế vài giây rồi trở về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác 30 lần rồi đổi bên.
Động tác 4
Chuẩn bị ở tư thế hai chân mở, chân phải gập vuông góc 90 độ so với sàn nhà, chân trái duỗi thẳng. Tay phải duỗi thẳng đưa về phía sau lưng, tay trái chạm mũi chân phải, người cúi gập. Nhanh chóng bật đổi chân, đổi tay, đưa chân trái về tư thế gập vuông góc 90 độ so với sàn nhà, chân phải duỗi thẳng. Tay trái duỗi thẳng đưa về phía sau lưng, tay phải chạm mũi chân trái, người cúi gập. Lặp lại động tác 30 lần.
Động tác 5
Chuẩn bị ở tư thế ngồi, chân gập vuông góc, mũi chân chống xuống sàn nhà, đầu gối chụm, hai tay gập phía sau gáy, dựa lưng vào thành ghế. Cúi người nghiêng sang bên trái, hai tay vẫn gập phía sau gáy, giữ nguyên tư thế vài giây, rồi trở về tư thế chuẩn bị. Đổi bên. Lặp lại động tác 30 lần.
Động tác 6
Chuẩn bị ở tư thế ngồi sâu trên ghế, chân phải duỗi thẳng, hơi nâng so với mặt đất, chân trái co cao, tay ở tư thế chạy, lưng dựa vào thành ghế. Đổi chân liên tục để tạo chuyển động chạy. Lặp lại động tác 30 lần.

Tập Pilates để dẻo dai

Pilates là phương pháp tập luyện được phát triển bởi Joseph Pilates (Đức), người luôn tin rằng sức khỏe tinh thần và thể chất có mối quan hệ mật thiết

Khi luyện tập Pilates, bạn dùng hệ thần kinh để điều khiển các nhóm cơ của mình nhằm giải tỏa căng thẳng và cung cấp lượng oxy cần thiết cho não bộ và cơ bắp, giúp tinh thần thoải mái, minh mẫn hơn. Tập luyện Pilates còn giúp tăng sức bền, cải thiện sự dẻo dai và củng cố khả năng cân bằng cho cơ thể.
Huấn luyện viên Mint Nguyễn (ảnh) - Trung tâm Thể dục thể hình và yoga California hướng dẫn bạn bài tập Pilates trong 30 phút.
Động tác 1:
Bước 1: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước và mở rộng hình chữ V. Hai tay dang ngang. Giữ cột sống thẳng, ngực mở rộng (ảnh 1).
Bước 2: Hít vào. Nghiêng người sang phải, hạ khuỷu tay phải chạm sàn, đồng thời đưa tay trái cao qua đầu cho tới khi thấy cảm giác căng phần hông trái. Thở ra trở về tư thế ban đầu. Lặp lại đổi bên và thực hiện 15 lần mỗi bên (ảnh 2).
Động tác 2:
Chuẩn bị: Nằm lưng phẳng trên sàn, co hai gối, hai tay duỗi thẳng lên trần, mở rộng bằng vai. Giữ cơ bụng siết tự nhiên và giữ chắc cơ bụng trong suốt quá trình thực hiện động tác.
Thực hiện: Hít vào, nâng đầu, vai và ngực lên. Thở ra hạ tay xuống về phía đùi. Cánh tay song song với mặt sàn. Cằm hơi cúi về phía trước, mắt nhìn vào giữa hai đầu gối. Giữ chắc thân người, vai, đánh nhẹ hai tay lên xuống, năm nhịp hít vào, năm nhịp thở ra, thực hiện 10 lần (100 nhịp). Hạ tay dọc theo người dưới sàn, thở nghỉ ngơi 10 giây. Lặp lại hai-ba lần (ảnh 3-4-5).
Động tác 3:
Bước 1: Ngồi trên thảm, hai chân duỗi thẳng rồi mở ra hai bên hình chữ V. Hai tay dang ngang. Giữ cột sống thẳng, ngực mở rộng (ảnh 6).
Bước 2: Hít vào, xoay vai chạm bàn tay phải vào cổ chân trái. Mắt nhìn thẳng. Thở ra, trở lại tư thế ban đầu. Đổi bên, thực hiện mỗi bên 15 lần (ảnh 7).
Lưu ý: Siết chặt cơ bụng đồng thời cố định hông. Khi xoay chú ý không gập người mà thực hiện xoay phần thân và không hạ thấp tay phía trước.
Động tác 4:
Chuẩn bị: Nằm nghiêng, giữ đầu lưng và chân trên một đường thẳng, tay dưới đỡ lấy đầu, tay trên chống về trước hỗ trợ thăng bằng cho cơ thể. Giữ chắc cơ bụng.
Thực hiện: Hít vào, co gối trên về phía trước, duỗi thẳng cẳng chân. Thở ra, đạp dài chân ra sau, cảm giác tạo thành một vòng tròn như đạp xe. Thực hiện động tác năm-tám lần mỗi bên. Luôn giữ chân trên song song với mặt sàn, giữ bụng và hông cố định khi thực hiện động tác (ảnh 8-9).
Động tác 5:
Chuẩn bị: Nằm nghiêng, tay dưới duỗi thẳng qua đầu, tay trên chống về trước, hỗ trợ thăng bằng cho cơ thể.
Thực hiện: Hít sâu, từ từ nâng tay dưới, đầu, thân người và hai chân lên theo hình lưỡi liềm. Thở ra, hạ người xuống. Lặp lại động tác bốn-sáu lần mỗi bên (ảnh 10-11).
* Một số lưu ý khi tập
- Pilates là môn tập bắt nguồn từ phần cơ bụng gồm cơ bụng trước, cơ chéo bụng và cơ lưng, vì thế khi tập cần chú trọng đến sự vận động của các phần này.
- Pilates là bộ môn kết hợp giữa tâm trí và cơ thể, đòi hỏi người tập sự tập trung cao độ để có kết quả tốt và đảm bảo an toàn.
- Trong Pilates, nhận thức về tư thế đúng được duy trì ở mỗi động tác. Thực hiện động tác đúng mang lại hiệu quả đến các bộ phận liên quan của cơ thể.
- Hơi thở đóng vai trò quan trọng trong việc tập luyện Pilates. Người tập cần sử dụng phương pháp thở tròn hơi, hít và thở sâu.
- Khi thực hiện bài tập Pilates, lưu ý thực hiện các động tác liên tục và trôi chảy.

Yoga cho bà bầu

Việc tập các tư thế tác động lên xương chậu, giúp xương chậu mở dễ dàng trong lúc sinh nở, và luyện các bài hít thở sâu để làm quen và ứng dụng trong lúc chuyển dạ.
Thai phụ nên tập yoga sau ba tháng đầu thai kỳ, vì lúc này những cơn buồn nôn đã qua, cơ thể được chuẩn bị tốt hơn cho việc tập luyện. Thai phụ mới tập yoga lần đầu, nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày khoảng 30 phút, tốt hơn là lâu lâu tập một lần với khoảng thời gian dài. Sau buổi tập 10-15 phút mới được uống nước hay ăn thức ăn lỏng; sau 30 phút ăn thức ăn đặc. Trong hai tháng cuối của thai kỳ, cần tránh tập những tư thế đầu gối cao hơn khung xương chậu, vì những tư thế này khiến thai nhi không được đặt ở vị trí tốt nhất.
Các trường hợp không nên tập yoga: ngộ độc thai nghén; dọa sẩy thai; hay chóng mặt, buồn nôn, huyết áp cao và thấp; có tiền sử sinh non. Tuy nhiên, những bài tập nhẹ nhàng như bài tập hít thở, thư giãn vẫn an toàn cho bạn, giúp bạn an tâm, bình tĩnh và tự tin lúc sinh nở.
Một số tư thế cơ bản dành cho bà bầu với những lợi ích cụ thể:
Tư thế xuống tấn
H.1+2+3: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay chắp lại trước ngực - hít vào, từ từ hạ thấp hai gối - thở ra, giữ lưng thẳng, mắt nhìn về phía trước. Giữ yên tư thế trong khoảng năm giây, đồng thời hít thở chậm bằng mũi. Lặp lại năm lần.
Lợi ích: Đây là một trong những tư thế thiết yếu đối với phụ nữ mang thai, giúp hóa giải các chứng phù nề, làm khỏe cơ hoành, gia tăng dung tích hô hấp, làm mạnh khớp gối, các cơ đùi và bụng dưới. Tập cho xương chậu quen dần với việc mở khung trong lúc sinh nở.
Tư thế đứng vặn cột sống
H.4: Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai, hai tay chống vào hông - hít vào, từ từ vặn cột sống sang phải - thở ra. Giữ yên tư thế từ 15-30 giây. Sau đó đổi bên, vặn cột sống sang trái.
Lợi ích: Mở rộng dung tích phổi để cơ thể dung nạp được nhiều oxy, duy trì và gia tăng độ mềm dẻo toàn bộ các khớp xương sống từ cổ đến thắt lưng. Khả năng giữ thăng bằng được ổn định.
Tư thế quỳ nghiêng cột sống
H.5: Quỳ gối, hai tay xuôi dọc theo thân người, mắt nhìn thẳng - hít vào, từ từ nghiêng sang phải - thở ra, vai thả lỏng, các ngón tay để co tự nhiên đặt sát vào gối. Giữ yên tư thế từ 15-30 giây, hít thở chậm bằng mũi. Sau đó đổi bên, nghiêng cột sống sang trái.
Lợi ích: Hóa giải những rối loạn và cứng đau mỏi vùng vai, cổ, gáy, làm giảm và ngăn ngừa sự tích mỡ thừa ở phần bụng, eo.
Tư thế trăng lưỡi liềm
H.6: Quỳ gối chuẩn bị, bước chân phải lên, co gối lại sao cho đùi và cẳng chân tạo thành một góc nhọn, chân trái duỗi dài ra phía sau, hai tay đặt lên gối phải - hít vào. Từ từ chống tay thẳng, ngả lưng và cổ ra sau - thở ra. Giữ vững tư thế từ 15-30 giây, tâm trí hướng về thắt lưng, hít thở chậm bằng mũi. Sau đó đổi bên.
Lợi ích: Thúc đẩy khí huyết lưu thông vùng thắt lưng, vùng vai, cổ, tác động đến các cơ nằm sâu trong khoang bụng và lưng. Tập luyện tư thế này thường xuyên sẽ giúp xương chậu mở dễ dàng trong lúc sinh nở.

Tập thể dục giúp “hạ hỏa”

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi 92 phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, bị triệu chứng bốc hỏa từ mức nhẹ đến trung bình, trong khoảng thời gian 15 ngày. Các phụ nữ tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 40-59, không được cung cấp hormone. Họ được mang các dụng cụ đo gia tốc để đo lường mức họat động thể chất cũng như các dụng cụ khác nhằm đo lường độ ẩm trên da và theo dõi chứng bốc hỏa.
Steriani Elavsky, đồng tác giả nghiên cứu, trợ lý giáo sư thuộc Trường ĐH Bang Pennsylvania (Mỹ) cho biết, một vài phụ nữ thừa nhận việc luyện tập thể chất làm tăng triệu chứng bốc hỏa vì khiến nhiệt độ cơ thể gia tăng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không phát hiện điều này.
Elavsky cho nói: "Đối với những phụ nữ bị triệu chứng bốc hỏa từ mức nhẹ đến trung bình, không có lý do gì để né tránh việc luyện tập thể chất. Trên thực tế, luyện tập thể chất rất có ích và chắc chắn là phương pháp tốt nhất để tăng cường sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống cho các phụ nữ lớn tuổi, bất kể khi chị em có bị chứng bốc hỏa hành hạ hay không".
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu xác nhận rằng không phải mọi phụ nữ mãn kinh đều nhận được lợi ích tương tự trong việc giảm chứng bốc hỏa khi luyện tập thể chất. Hiệu quả mang lại thấp nhất đối với những phụ nữ nặng cân, thể trạng yếu, bị chứng bốc hỏa thường xuyên và với mức độ dữ dội

10 lợi ích của việc tập thể dục

Cải thiện chức năng tình dục
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng lưu lượng máu, một cách ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tình dục, theo tiến sĩ y khoa David Katz, Giám đốc sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Ngăn ngừa tại BV Griffin thuộc Đại học Yale (Mỹ).
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện tại Đại học Emory (Mỹ), xuất bản trên tạp chíSexual Medicine, nhấn mạnh việc hoạt động thể chất ở nam giới trẻ tuổi có thể giúp tránh các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và rối loạn chức năng cương dương.
Thay đổi biểu hiện gien
Các nhà khoa học tin rằng các yếu tố môi trường, bao gồm cả chế độ ăn uống, căng thẳng và độc tố, có thể thay đổi gien của con người, và ảnh hưởng đó được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Y Harvard (Mỹ),cho thấyđi bộ một giờ mỗi ngày có thể giảm bớt khuynh hướng di truyền đối vớibệnh béo phì.
Tốt cho da
Tiến sĩ Katz giải thích, làn da phản ánh sức khỏe tổng thể. Điều đó có nghĩa là nếu hệ thống giải độc tự nhiên của cơ thể -bao gồm thận, gan và lá lách - được khỏe mạnh thì làn da sẽ sáng và khỏe.
Tập thể dục giúp da bài tiết nhiều độc tố, giúp lưu thông máu để máu đưa oxy và các chất dinh dưỡng đến làn da giúp da được nuôi dưỡng tốt và săn chắc, khỏe mạnh hơn.
10 lợi ích cho sức khỏe từ tập thể dục
Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Mắt khỏe mạnh
Theo một bài báo gần đây đăng trên tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science, tập thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.
Nghiên cứu trên 5.650 đối tượng ở độ tuổi từ 48-90 cho thấy, những người tham gia vào các hoạt động thể chất vừa phải từ 15 năm trước thì giảm 25% nguy cơ tăng áp suất trong nhãn cầu.
Tiến sĩ y khoa Paul J. Foster tại Viện Nhãn khoa của Đại học London (Anh) cho biết, chắc chắn có mối liên quan giữa một lối sống ít vận động và các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tăng nhãn áp.
Tốt cho giấc ngủ
Theo một nghiên cứu được xuất bản năm 2012 trên tạp chí Health and Physical activity, những người tập thể dục ở mức độ vừa phải hoặc mạnh, trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần (hơn 20 phút mỗi ngày), có chất lượng giấc ngủ tốt hơn 65% so với những người ít vận động hơn.
Tác giả nghiên cứu Brad Cardinal, Giáo sưtại Đại học bang Oregon (Mỹ), cho biết ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học khuyến khích hoạt động thể chất thường xuyên là một cách thay thế thuốc để cải thiện giấc ngủ.
Não nhạy bén
Tập thể dục giúp tăng lưu lượng máu đến não giúp não nhạy bén hơn. Một nghiên cứu tại Thụy Điển công bố năm 2012 trên tạp chí Occupational and Environmental Medicine, cho thấy tập thể dục trong giờ nghỉ giải lao tại nơi làm việc giúp cải thiện năng suất làm việc.
Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ và cải thiện bộ nhớ.
Giảm đau nửa đầu
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cephalalgia năm 2012, cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo một báo cáo đầu năm 2013, một người ít vận động có khả năngmắc 2 - 3 lần bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mỗi năm, nhưng người năng động có thể chỉ mắc bệnh này một lần trong năm.
Tinh thần phấn chấn
Hoạt động thể chất kích thích sản xuất hormone endorphin, chất giúp tạo cảm giác hưng phấn trong não.
Nghiên cứu gần đây đã tiếp tục khẳng định mối liên hệ giữa tập thể dục và hạnh phúc. Nghiên cứu do các nhà khoa học tại bang Pennsylvania (Mỹ) thực hiện, cho thấy những người có nhiều hoạt động thể chất có cảm xúc hưng phấn và nhiệt tình hơn.
Sống thọ
Một nghiên cứu của Đài Loan công bố năm 2012 trên tạp chí Lancet cho thấy, chỉ cần 15 phút hoạt động thể chất mỗi ngày có thể kéo dài tuổi thọ của một người đến 3 năm, so với những người không tập luyện.
AloB

Hạn chế rụng tóc bằng đậu nành

Rụng tóc có thể xảy ra cả nam và nữ, do nhiều nguyên nhân. Nhưng đối với nữ giới ở giai đoạn sinh nở, tiền mãn kinh thì rụng tóc chủ yếu do rối loạn estrogen.

Với nguyên nhân này, một trong những cách có thể khắc phục tình trạng rụng tóc đó là sử dụng những loại thực phẩm có chứa Tinh chất mầm đậu nành như đậu nành, đậu hũ…
Khắc phục rụng tóc - lấy bên trong làm gốc
Thực tế cho thấy chỉ có chân tóc là nơi duy nhất nhận được những dưỡng chất từ mạch máu. Vì vậy, để khắc phục tình trạng rụng tóc, nếu chỉ tác động từ bên ngoài thì chưa đủ mà cách tốt nhất vẫn phải lấy bên trong làm gốc.
Hơn nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: Sự phát triển của tóc trải qua 2 giai đoạn: mọc và nghỉ. Giai đoạn tóc mọc thường kéo dài từ 3 - 5 năm. Tóc mọc trung bình chỉ khoảng 0,35mm/ngày. Nên việc khắc phục tình trạng rụng tóc đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì. Thông thường, một liệu trình để cải thiện cũng cần ít nhất khoảng 3 tháng, với điều kiện phải đúng cách.
Tinh chất mầm đậu nành - dưỡng chất hữu ích cho tóc
Giúp tóc chắc khỏe: Thành phần chính cấu tạo nên tóc chính là protein, sự thiếu hụt protein sẽ khiến mái tóc trở nên khô giòn, dễ gãy rụng. Trong khi đó, những thực phẩm từ đậu nành có hàm lượng protein rất cao, đặc biệt chúng không chứa cholesterol và tốt hơn so với một số protein thực vật khác. Vì vậy, để có được một mái tóc chắc khỏe, phát triển nhanh, bạn nên sử dụng loại thực phẩm này.
Ngăn ngừa rụng tóc: Phụ nữ khi ở giai đoạn sinh nở hay giai đoạn tiền mãn kinh, lượng hormone estrogen (nội tiết tố nữ) trong cơ thể thường bị rối loạn, dẫn đến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, gây ảnh hưởng đến da đầu khiến tóc dễ gãy rụng.
 
Tinh chất mầm đậu nành có chứa isoflavone - hợp chất này được coi như một hormone estrogen thực vật, giúp điều chỉnh và cân bằng hormone nội tiết tố trong cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng tóc rụng ở phái đẹp.
Ngoài ra, hợp chất genistein trong đậu nành có tác dụng giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da đầu, bảo vệ các nang tóc. Khi các nang tóc khỏe mạnh thì tình trạng tóc gãy rụng sẽ không xuất hiện nữa.
Ngoài Tinh chất mầm đậu nành, một số dược liệu khác cũng có tác dụng tốt đối với tình trạng rụng tóc như Hà thủ ô, Quy râu, Ngưu tất… Chính vì vậy, ngày nay nhiều người lựa chọn những loại thực phẩm được bào chế từ một số loại thảo dược này để khắc phục tình trạng rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe và đẹp hơn.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Giảm đau đầu hiệu quả nhờ 4 động tác yoga đơn giản

Không cần phải tới phòng tập với đầy đủ trang thiết bị, chỉ cần ở nhà hoặc chỗ làm bạn cũng có thể giảm đau đầu với Yoga.

Áp lực ở cột sống, vùng cổ và các mô và cơ mềm xung quanh vùng lưng, cổ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu. Khi xương sống (cột sống) phải chịu áp lực, sự liên kết giữa các đốt sống cổ ở trên bị mất đi và có thể dẫn đến tình trạng co thắt cơ ở cổ và làm ảnh hưởng tới dây thần kinh sống, nó sẽ làm cho cơn đau lan rộng và đau xung quanh gáy, quay ngược lên đầu, gây đau đầu.

Vì vậy, để giảm các cơn đau đầu có thể xảy ra, tốt nhất bạn nên tránh gây áp lực lên cột sống, vùng cổ và các mô và cơ mềm xung quanh vùng lưng, cổ. 4 động tác yoga sau đây có thể "đảm nhiệm" việc đó rất tốt.

Xoay người với ghế
Động tác này giúp giảm đau đầu vì công dụng thư giãn các cơ vùng lưng, vùng hông và vùng cổ, giúp giãn cơ và hạn chế áp lực lên khu vực xương sống.
Giảm đau đầu hiệu quả nhờ 4 động tác yoga đơn giản 1
Cách thức thực hiện động tác này vô cùng đơn giản:

- Ngồi thẳng lưng trên ghế, lưu ý ngồi sát mép ghế để việc tập dễ dàng và hiệu quả hơn.

- Chân chạm đất giữ nguyên. Gác chân trái lên chân phải.

- Nhẹ nhàng xoay người sang trái, tay phải đặt lên đầu gối trái giữ chặt, tay trái đặt sau lưng hoặc chống trên ghế.

- Giữ nguyên tư thế xoay người này trong 10 giây, hít thở sâu rồi đổi bên. Lặp lại động tác này 10 lần cho mỗi bên.

Khoanh tay sau lưng
Động tác này giúp các cơ vùng lưng, cổ được kéo căng và thư giãn, nhờ có nó có tác dụng với cơ xương sống và giảm đau đầu.
Giảm đau đầu hiệu quả nhờ 4 động tác yoga đơn giản 2
Cách thực hiện không quá khó khăn

- Đứng thẳng người, chân dang rộng bằng vai, giữ cổ thẳng, mắt nhìn thẳng.

- Đặt tay trái ngang sau lưng, sau đó đến tay phải, sao cho các ngón tay này chạp vào khuỷu tay của
tay kia.

- Lưu ý trong suốt quá trình tập bạn phải giữ thẳng lưng.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Hít thở đều và lặp lại 15 lần.

Kéo căng vùng hông
Đây là một động tác rất quen thuộc với nhiều công dụng khác. Bên cạnh việc giảm các cơn đau đầu, động tác này còn có hiệu quả giảm mỡ vùng eo, hông, giảm đau lưng và tăng sự linh hoạt có cơ bắp.
Giảm đau đầu hiệu quả nhờ 4 động tác yoga đơn giản 3
Các bước thực hiện động tác cũng khá đơn giản:

- Trước hết ngồi thẳng lưng trên mép ghế, chân giữ chặt trên sàn nhà, hai tay đưa cao qua đầu sao cho hai tay có thể nắm chặt lại.

- Từ từ nghiêng người sang phải, vừa nghiêng vừa dùng tay phải kéo căng cánh tay trái, giữ trong 10 giây rồi đổi bên.

- Lặp lại 10 lần cho mỗi bên.

Thư giãn cơ vùng cổ
Tập luyện cho các cơ vùng cổ giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh khu vực cổ và đốt sống, vừa chữa đau đầu hiệu quả vừa chống lại các bệnh văn phòng như đau cổ vai gáy.
Giảm đau đầu hiệu quả nhờ 4 động tác yoga đơn giản 4
Để thực hiện động tác này bạn có thể đứng hoặc ngồi

- Đứng với chân rộng ngang vai.

- Nâng cánh tay phải lên cao, vòng qua vai phải ra phía sau lưng, uốn cong khủy tay, lòng bàn tay đặt xuống giữa xương bả vai.

- Vòng tay trái qua sau lưng và gập khủy tay để cho hai bàn tay chạm nhau phía sau lưng.
- Nắm chặt 2 bàn tay và kéo căng cơ vai, cơ lưng, cột sống.

- Thở đều và giữ trong 10 giây.

- Sau đó đổi tay và lặp lại.
 

Bài tập giúp chân bớt khẳng khiu

Tập cho các cơ ở phía trước bên dưới của bắp đùi
Đứng thẳng hai chân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước. Dùng một chân bước thành bước dài, trong quá trình bước chân bạn phải hoàn toàn thẳng, không gập đầu gối. Tiếp đó khuỵu đầu gối xuống tới mức gần nhất có thể chạm tới sàn nhà. Giữ nguyên trong tư thế đó khoảng 1 - 2 giây. Sau đó trở lại tư thế 1. Tiếp tục làm liên tục như vậy với chân còn lại. Hãy làm các động tác chậm rãi và chắc chắn.
Tập cho bắp chân
Đặt một quả bóng trước mũi chân. Dùng tay chống vào tường để giữ thăng bằng. Bắt đầu dùng mũi chân đá bóng vào tường. Nên làm từ từ, sau khi 1 chân mỏi, bạn nên thay đổi đối với chân kia.
Bài tập giúp chân bớt khẳng khiu 1
Tập ống chân (cẳng chân)
Đứng trên một chiếc ghế đẩu. Nâng các ngón chân lên phía trần nhà trong khi đó gót chân của bạn vẫn giữ ở trên sàn nhà. Giữ nguyên trong tư thế này khoảng 1 - 2 giây, sau đó hạ dần các ngón chân xuống.
Bài tập giúp chân bớt khẳng khiu 2
Tập cho các gân ở khoeo chân
Mở khẩu độ chân rộng bằng vai, tay chống lên hông hay đằng trước bắp đùi.
Từ từ hạ thấp cả cơ thể cho đến khi bạn giống như đang trong tư thế ngồi xổm. Đầu gối trước đặt song song với sàn nhà. Khi đó bạn có cảm giác như các cơ đang bị co lại. Điều này rất có ích đối với các cơ. Làm đi làm lại vài lần.
Bài tập giúp chân bớt khẳng khiu 3
Luyện các cơ phía bề mặt bên ngoài của chân
Nằm thẳng dưới sàn nhà, chậm rãi nâng chân lên cao, chú ý trong quá trình nâng chân phải giữ chân luôn thẳng. Tiếp đó từ từ hạ chân xuống. Làm lại nhiều lần và thay đổi chân.
Lưu ý: Nếu bạn muốn áp dụng các bài tập liên quan đến sức nặng (như kết hợp tập tạ) thì không nên nâng trọng lượng vật nặng lên quá nhanh trong thời gian ngắn bởi vì điều đó có thể gây tổn thương đến các khớp xương.
Việc luyện tập nên được diễn ra đều đặn và thường xuyên mới đem lại tác dụng.

Tập chân, không thể bỏ qua!

Mọi người thường nghĩ rằng tập chân là phí thời gian bởi "chúng tôi toàn mặc quần dài, mấy ai thấy chân đâu". Hãy hình dung bạn là một anh chàng cơ bắp cuồn cuộn "cắm trên" hai cái que như chân cò hương, đó thực sự là một hình ảnh không hấp dẫn chút nào.
Chân của bạn là nơi tập trung của nhóm cơ khỏe nhất. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này khi tập chân, bạn có thể đẩy tạ với khối lượng nặng hơn tất cả các nhóm cơ khác. Nếu bạn thường xuyên tập chân trong vài tháng, bạn sẽ nhận thấy rằng cân nặng bạn thay đổi theo tuần và chân bạn "căng" lên trông thấy.
Trong tất cả những lời khuyên tại phòng tập, bạn phải thường xuyên thay đổi các bài tập sau khoảng 4-5 tuần để tránh rơi vào trạng thái chán nản, và nên chia các nhóm cơ theo các bài tập từng buổi khác nhau. Riêng với những bài tập cho chân và đùi, bạn có thể dành nguyên một buổi tập và bạn có thể cách 3-4 ngày rồi tập chân tiếp cũng không sao. Chính vì thế bài tập chân thường được coi là bài tập thay đổi không khí, giãn cách giữa các bài tập cho các nhóm cơ khác.
Điều quan trọng khi thực hiện những bài tập chân đó là giữ được phom người ngay ngắn, tập đúng kỹ thuật và không tập quá sức. Bạn có thể cần phải nghỉ lâu hơn giữa các bài tập. Dưới đây là một bài tập chân với nhiều động tác bạn có thể thực hiện:
- Chạy hoặc đạp xe trong 10 phút (một hình thức khởi động cho nhóm cơ ở chân)
- Gánh tạ - 3 hiệp, mỗi hiệp khoảng 10 lần lặp.
- Tập với đùi trước (nâng tạ gập - duỗi chân - Leg Extensions) - 3 hiệp, mỗi hiệp khoảng 10 lần lặp.
- Nhún (Calf Raises) - 3 hiệp, mỗi hiệp khoảng 10 lần lặp.
Sau 1 hoặc 2 tháng, bạn có thể thay đổi 1 trong số 4 bài tập trên bằng 1 bài tập dưới đây:
- Tập bắp chân sau (cuộn bắp sau - Leg Curl)
- Ngồi đạp giá tạ (Leg Press)
- Nhún chân trước, chân sau (Lunge) - 3 hiệp, mỗi hiệp khoảng 10-15 lần lặp lại cho mỗi chân
Nhún chân trước, chân sau
Gánh tạ
Tập với đùi trước
Số lần lặp lại bạn thực hiệp tùy thuộc vào mục đích bạn rèn luyện nhóm cơ chân:
Nếu bạn muốn có bắp chân khỏe mạnh và lớn, thực hiện từ 6-10 lần lặp với khối lượng tạ lớn (nhưng vẫn phải trong giới hạn)
Nếu bạn muốn có bắp chân săn chắc, thực hiện 10-15 lần lặp với khối lượng tạ vừa phải.
Và một điều lưu ý quan trọng bạn cần nhớ, bất luận mục đích tập chân của bạn là gì, bạn cần phải đảm bảo việc đa dạng những bài tập chân. Điều này sẽ giúp cho những nhóm cơ ở chân không rơi vào trạng thái "lì lợm" không phát triển, những bài tập khác nhau sẽ mang đến những tác động mới liên tục, khiến cho các nhóm cơ ở chân phải liên tục có những "ứng biến" và từ đó chúng mới phát triển được.
Cơ chân rất khỏe và có những sợi cơ dài, chính vì vậy những bài tập cho nhóm cơ chân ngốn nhiều năng lượng hơn những bài tập khác nên bạn có thể dành nguyên buổi tập để tập chân với nhiều động tác đã được gợi ý ở trên. Cần khởi động thật kỹ để tránh chấn thương hay chuột rút trong quá trình tập luyện.
Những bài tập chân không chỉ tác động lên các nhóm cơ chân mà cơ mông và cơ bụng cũng sẽ tham gia hỗ trợ trong quá trình tập luyện, chính vì vậy cơ mông và cơ bụng cũng được "hưởng" những tác động tích cực từ các bài tập này.
Bổ sung năng lượng trước và sau khi tập
Việc khởi động trước khi tập và thả lỏng sau khi tập với các bài tập chân là rất quan trọng. Khởi động sẽ giúp các cơ và các khớp chuyển dần sang trạng thái sẵn sàng cho các bài tập cường độ nặng, tránh được những chấn thương không đáng có. Việc thả lỏng giúp thư giãn các cơ bắp, giảm thiểu được các cơn đau nhức.
 

Các môn thể thao tăng chiều cao

Sự phát triển chiều cao mà vận động có thể đóng góp cho cơ thể chiếm tới 16% (bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng, di truyền, môi trường, giấc ngủ...). Muốn phát huy tối đa 16% đó, nên chọn cho trẻ một trong ba môn thể thao: bóng rổ, bóng chuyền hoặc bơi lội. Vẫn đóng vai trò hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, ba môn thể thao này còn có tính kích thích tăng trưởng chiều cao cực tốt. 
Điểm chung của ba môn thể thao này là cần sự phối hợp vận động của toàn thân, đặc biệt là tác động đến cột sống, chân và tay. Người chơi sẽ luôn phải rướn lên cao để tâng, lấy, ném, đập, tranh cướp bóng hoặc rướn, đạp nước để bơi về phía trước. Điều này sẽ kích thích cột sống, cơ bắp, xương chân tay giãn ra.
Tùy theo sở thích của bé và điều kiện gia đình để chọn lựa môn thể thao phù hợp. Khi bé lên ba tuổi, bạn đã có thể bắt đầu cho bé học bơi. Ban đầu nên cho bé bơi ếch vì động tác dễ hơn những kiểu bơi khác. Điều quan trọng là cần lưu ý chất lượng nước hồ bơi để tránh cho trẻ bị nhiễm bệnh.
Theo huấn luyện viên Nguyễn Trọng Nghĩa, CLB TDTT Phan Đình Phùng (TP.HCM), với môn bóng chuyền, chỉ nên cho trẻ bắt đầu tập từ khi 12 tuổi vì đây là một môn khá khó, cần phải biết kỹ thuật mới có thể chơi được. Mặt khác, để làm quen với những kỹ thuật căn bản cần phải mất khoảng ba - bốn tháng. Nếu còn quá nhỏ, trẻ sẽ khó tiếp thu và tạo nên tâm lý chán nản. Thời gian đầu nên cho trẻ học nhẹ nhàng, vui, thoải mái là chính, không nên thi đấu ngay hoặc ham đập bóng vì có thể gây chấn thương.

Luyện tập bóng rổ sau giờ học tại CLB TDTT Phan Đình Phùng - Ảnh: Ca Hảo
Môn bóng rổ thì trẻ có thể làm quen sớm hơn, bắt đầu từ sáu tuổi. HLV bóng rổ Nguyễn Thanh Hùng, CLB TDTT Phan Đình Phùng, tư vấn: "Ban đầu, nên cho trẻ cầm bóng chơi, vận động với bóng để trẻ cảm nhận và yêu thích. Lâu dần trẻ sẽ được học cách quản lý quả bóng và những kỹ thuật cơ bản của môn bóng rổ. Tránh cho trẻ luyện tập quá mức vì có thể gây chấn thương, lật sơ mi".
Cần lưu ý rằng, ban đầu không nên cho trẻ tự tập chơi vì nếu sai kỹ thuật, việc chỉnh sửa sẽ vừa khó khăn vừa mất thời gian, đồng thời khiến trẻ nhanh chán. Quan trọng hơn, nếu kỹ thuật, động tác sai sẽ không mang lại hiệu quả kích thích phát triển chiều cao, thậm chí còn có khả năng gây chấn thương. Vì vậy, để đạt được hiệu quả, phụ huynh không nên cho trẻ chơi một cách ngẫu hứng mà cần tìm huấn luyện viên có chuyên môn, được đào tạo bài bản.
BS Khương Quốc Khoa - Hội Y học thể dục thể thao TP.HCM, tư vấn: Nên cho bé tập đều đặn ba lần một tuần, cường độ tập nhẹ nhàng vừa phải, không quá gắng sức và không quá 45 phút mỗi lần. Tránh tình trạng mỗi ngày đều tập vì nếu tập quá nhiều sẽ khiến cho trẻ khó ngủ. Nếu bé đi học cả ngày, nên cho bé tập ngay sau buổi học rồi mới ăn cơm tối, để cơ thể có thời gian thả lỏng trước giờ ngủ. Tránh cho bé tập quá muộn, sẽ khiến bé hưng phấn, gây khó ngủ. Chế độ luyện tập này cần được duy trì cho đến khi trẻ qua tuổi dậy thì.
BS Khương Quốc Khoa nhắc nhở thêm: "Khi hoạt động quá mức, trẻ sẽ bị tiêu hao năng lượng nhiều (điều này vốn chỉ phù hợp với người bị béo phì muốn giảm cân), đặc biệt nếu chế dộ dinh dưỡng của trẻ không được cung cấp đủ thì lại làm hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ".
Cử tạ, thể hình là những môn chắc chắn sẽ hạn chế sự phát triển chiều cao của trẻ. Do vậy, nếu bạn không muốn phát triển con theo hướng chuyên nghiệp thì cần tránh tuyệt đối những môn này, kể cả khi bé đã dậy thì. Một điều cần lưu ý thêm là tránh để trẻ mang vác nặng. Hệ xương của trẻ đang phát triển, nếu cơ thể phải chịu một trọng lượng nặng thì sẽ gây tác động xấu đến sự phát triển của xương. Thời gian mang vác càng lâu càng không tốt.

Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan


Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc ung thư gan
BS Jean-Francois Dufour tại Inselspital, BV ĐH Bern, cho biết hai nhóm chuột thí nghiệm đã được cho ăn một chế độ ăn thông thường và một chế độ ăn giàu chất béo. Những con chuột được chia thành nhóm có hoạt động thể chất và nhóm ít vận động. Nhóm hoạt động thể chất chạy trên máy chạy bộ cơ 60 phút/ngày trong 5 ngày/tuần.
Sau 32 tuần tập thể dục thường xuyên, 71% những con chuột có chế độ ăn thông thường phát triển các khối u lớn hơn 10mm. Trong khi đó, tỉ lệ này ở nhóm chuột ít vận động là 100%. Số lượng và khối lượng trung bình của các khối u ung thư biểu mô tế bào gan trong nhóm có hoạt động thể chất cũng giảm so với nhóm ít vận động.
BS Dufour nói rằng các dữ liệu cho thấy những lợi ích đáng kể của việc tập thể dục thường xuyên đối với sự phát triển ung thư biểu mô tế bào gan.
Trong một tuyên bố, ông Dufour cho hay: “Chúng ta biết rằng những lối sống hiện đại và không lành mạnh dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ không cồn, có thể dẫn đến ung thư gan sau này. Tuy nhiên, trước đây chúng ta không biết liệu tập thể dục thường xuyên có làm giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì nó mở ra cánh cửa cho những nghiên cứu sâu hơn để chứng minh rằng tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư biểu mô tế bào gan”.
Nghiên cứu này được giới thiệu tại Hội nghị Quốc tế về Gan ở Amsterdam.

Tập luyện sức mạnh cho vai và tay

Bạn đang ở tuổi thanh niên hay tráng niên, bạn là người lao động, bạn muốn có sức mạnh và sự dẻo dai để làm việc?! Những bài tập sau giúp bạn có được điều đó.

Chuẩn bị
Mỗi bộ bài tập nên được thực hiện luân phiên mỗi tuần cùng 2 ngày nghỉ để phục hồi thể lực. Giữa mỗi động tác, cơ thể bạn cần 3 phút thư giãn để thả lỏng các cơ bắp.
Những động tác tập luyện giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai là điều mà bất cứ chàng trai nào cũng nên thực hiện. Chúng giúp bạn có một thân hình khỏe khoắn và tinh thần sảng khoái sau mỗi lần tập.
Thẩm định lực kéo của tay: bạn khởi động bằng các động tác kéo tay trên xà đơn từ 8 - 10 lần. Hai cánh tay dang rộng hơn vai, lòng bàn tay hướng ra trước, nắm chặt vào xà. Bắt đầu bằng việc treo người lên xà, kéo tay nâng người lên cho đến khi cằm vượt qua xà rồi thả lỏng để cơ thể trở về tư thế ban đầu. Bạn có thể bắt chéo 2 bàn chân vào nhau để nâng người nhẹ nhàng hơn, hoặc hai chân buông thẳng (H1).
Xây dựng quyết tâm cao: lúc đầu, bạn không thể thực hiện nổi một động tác kéo thả, hãy tự động viên mình cố gắng nhiều hơn nữa nhằm đạt đến mục tiêu kéo thả 8 - 10 lần. Muốn vậy, bạn kéo thả tuần đầu 3 lần, các tuần sau tăng lên 5, 7, 8, 10 lần.
Bộ bài tập 1
Kéo xà đơn: thực hiện như động tác bạn đã tập trong bước chuẩn bị, kéo thả được 5 lần thì nên nghỉ 1 - 2 phút (H2).
Tập tạ tay: dùng 1 cặp tạ 1,5 - 2kg. 2 bàn tay nắm lấy 2 quả tạ, lòng bàn tay để ngửa, cánh tay để dưới tầm vai, gối hơi khuỵu xuống; nghiêng phần thân trên về phía trước gần như là song song so với mặt đất; từ từ kéo và nâng khuỷu tay về phía sau cho đến khi khuỷu tay cao hơn thân trên; giữ ở tư thế này trong vài giây; sau đó đưa cánh tay về vị trí ban đầu. Hai tay nên thực hiện động tác cùng lúc. Lặp lại động tác 6 - 8 lần (H3).
Gập khuỷu tay: đứng thẳng người, 2 tay duỗi thẳng cặp sát thân mình, cẳng tay hướng ra ngoài; mỗi tay nắm một quả tạ, lòng bàn tay để ngửa; khép chặt cánh tay vào nách, từ từ co cẳng tay để nâng tạ lên ngang tầm với ngực; chú ý giữ thẳng vai và bắp tay không bị đung đưa; giữ yên tư thế này trong vài giây, sau đó thả lỏng cánh tay và cẳng tay trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6 - 8 lần (H4).
Tập luyện sức mạnh cho vai và tay 1
Tập luyện sức mạnh cho vai và tay 2
Bộ bài tập 2
Kéo xà kép: đứng giữa hai xà kép; mỗi tay nắm chắc một thanh xà, lòng bàn tay hướng vào trong; dùng lực kéo của 2 cánh tay nâng người lên sao cho cằm qua khỏi xà. Thực hiện động tác kéo thả từ 8 - 10 lần, hoặc nhiều hơn tùy theo sức của bạn. Chú ý: hít vào khi nâng người lên và thở ra khi trở về tư thế ban đầu. Từ từ rút ngắn thời gian nghỉ giữa mỗi động tác kéo thả càng ngắn càng tốt lại để tăng hiệu quả tập luyện (H5).
Đu xà đơn: mức xà cao hơn vai đứng thẳng người, ngực ở gần xà. Hai tay dang rộng hơn vai; lòng bàn tay úp và nắm lấy xà; ngã người ra sau trong khi tay nắm chắc xà; giữ yên tư thế trong vài giây rồi dùng tay kéo cơ thể trở về vị trí ban đầu. Lập lại động tác từ 8 - 10 lần, càng lúc càng nhanh (H6).
Gập khuỷu tay: tương tự cách chuẩn bị của động tác gập khuỷu tay ở bộ động tác 1, chỉ khác là lòng bàn tay bạn úp lại; phần mặt dưới của cánh tay ép sát thân người; khép chặt nách, từ từ co cẳng tay để nâng tạ lên ngang tầm với ngực; giữ thẳng vai và bắp tay không bị đung đưa; giữ yên tư thế này trong vài giây sau đó thả lỏng cánh tay về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 6 - 8 lần (H7).

Cách đi bộ giúp tăng cường sức khỏe

Khi đi bộ để tập thể dục, bạn nên hóp bụng lại, giữ khung xương chậu không di chuyển.

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Bí quyết tập thể dục cho người mẹ bận rộn

Chỉ cần dành từ 15 – 20 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục đơn giản, chị em vẫn giữ được vóc dáng khỏe đẹp.
1. Thể dục tại chỗ
Các bà mẹ có thể nhờ chồng hoặc người thân trông con nhỏ để tranh thủ chạy lòng vòng trong nhà. Nếu không có ai giúp bạn việc này, bạn vẫn có thể tập bài tập đứng lên ngồi xuống, nhảy hay chạy tại chỗ trong khi bé tự chơi.
2. Có giờ tập cụ thể
Hãy lên lịch cụ thể cho giờ tập thể dục của bạn giống như việc bạn đã lên lịch sắp xếp cho các công việc hàng ngày của mình. Lên lịch tập trong vòng một tuần và cố gắng làm theo những kế hoạch đã có sẵn này, từ từ bạn sẽ rèn được thói quen rèn luyện thể chất.
3. Đừng bỏ cuộc
Đôi lúc bạn luyện tập rất hăng say, nhưng cũng có những lúc bạn đã bỏ bê hay chỉ tập luyện qua loa. Dù gì đi nữa thì các bà mẹ bận rộn hãy cố gắng hoàn thành tốt những mục tiêu và kế hoạch mình đề ra.
4. Không tập quá sức
Đối với một bà mẹ bận rộn, việc tranh thủ thời gian là vô cùng quan trọng, song việc bạn không nên luyện tập quá sức khi dư dả thời gian. Đều đặn với các bài tập trong 10 -15 phút cũng cho bạn kết quả đáng kể.
5. Ưu tiên việc tập thể dục
Đừng bao giờ đổ lỗi "không có thời gian" để tránh né việc tập thể dục. Các bà mẹ nên xem việc tập thể dục là một ưu tiên đặc biệt mỗi ngày, vì thực tế, tập thể dục không chiếm quá nhiều thời gian nhưng lại là món ăn tinh thần quý giá. Hãy tận dụng mọi lúc, mọi nơi để tập thể dục.

Tập aerobic giúp phòng ngừa tác hại của rượu đối với não

Rượu có thể gây ra các tác động xấu đối với cơ thể như tổn thương thận, tuyến tụy hoặc não.

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy tập thể dục, đặc biệt là aerobic, có tác dụng chống lại những ảnh hưởng của rượu lên não.
Nghiên cứu trước đây đã cho thấy rằng uống rượu trong thời gian dài có thể gây tổn thương não tương tự như tổn thương do lão hóa. Tuy nhiên, tập aerobic có thể phòng ngừa điều này. Các bài tập aerobic cũng được biết là giúp cải thiện khả năng học tập, trí nhớ và tự kiểm soát.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Colorado nói "Điều này được chứng minh là đúng ở người lớn thường xuyên tập thể dục. Nó cũng cho thấy rằng tập thể dục có thể ngăn ngừa suy giảm nhận thức do tự nhiên hoặc do các tác động khác".
Kết quả nghiên cứu được đưa ra sau khi các nhà khoa học quan sát 60 người có dữ liệu về hoạt động não gần như tương tự nhau. Họ quan sát những tác động bất lợi của rượu đối với não và sau đó liên kết chúng với thói quen tập thể dục của những người tham gia.
Mặc dù nghiên cứu có quy mô nhỏ song các kết quả có thể cho thấy mối liên quan giữa tác động của rượu và khả năng bảo vệ sức khỏe não bộ nhờ tập luyện.

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons