Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Những bài tập an toàn cho bà bầu

1. Bơi
Bơi lội là bài tập thể dục tuyệt vời dành cho bà bầuBơi lội là bài tập thể dục tuyệt vời dành cho bà bầu
Bơi lội là bài tập thể dục tuyệt vời và an toàn nhất đối với phụ nữ mang thai. Bơi lội nhẹ nhàng cũng giúp mẹ bầu duy trì nhịp tim và tinh thần ổn định. Khi ở dưới nước, cơ thể thai phụ được nâng đỡ, giảm áp lực lên xương khớp, giúp giảm đau khớp, giảm áp lực lên cơ thể.
Tuy nhiên, bà bầu không nên bơi dưới nước quá lâu, nó sẽ khiến bạn bị căng cơ, chuột rút và mất sức.
2. Đi bộ
Đi bộ là bài tập đơn giản và dễ dàng nhất trong quá trình mang thai. Đi bộ là bài tập đơn giản và dễ dàng nhất trong quá trình mang thai.
Đi bộ là bài tập đơn giản và dễ dàng nhất trong quá trình mang thai. Môn thể thao này tốt cho sức khỏe tim mạch bà bầu, giữ trọng lượng cơ thể cân bằng, hỗ trợ đôi chân và giúp giảm những cơn đau khi mang thai.
Khi đi bộ các mẹ bầu nên chọn nơi có không khí sạch sẽ, thoáng đãng, và không cần đi quá nhanh, quá vội, thời gian đi bộ cũng không cần quá lâu, để tránh làm trấn động thai nhi.
3. Yoga
Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẻo phối hợp nhịp thở sâu. Những bài tập thể dục đều đặn trong suốt quá trình mang bầu không những giúp cho mẹ và thai nhi được khỏe mạnh, mà còn giúp các mẹ dễ dàng lấy lại vóc dáng cân đối sau khi sinh.
yoga giúp bà bầu có thời gian thư giãn và ổn định tâm lý tuyệt vời.Yoga giúp bà bầu có thời gian thư giãn và ổn định tâm lý tuyệt vời.
Với những thai phụ thường xuyên bị làm phiền bởi chứng đau lưng,chuột rút, tê tay chân… thìyogagiúp bạn có thời gian thư giãn và ổn định tâm lý tuyệt vời. Yoga ngày càng được nhiều mẹ bầu lựa chọn để chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
4. Đạp xe
Bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Chiếc xe sẽ nâng đỡ toàn bộ cơ thể nên bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Bà bầu có thể đạp xe ở những nơi yên tĩnh, thoáng đáng. Tuy nhiên, để an toàn hơn, mẹ bầu có thể chọn hình thức đạp xe trong phòng tập.
5. Chạy bộ
Chạy bộ nhẹ nhàng giúp bà bậu thêm khỏe mạnh.Chạy bộ nhẹ nhàng giúp bà bậu thêm khỏe mạnh.
Chạy bộ một cách nhẹ nhàng, vừa phải để không ảnh hưởng đến thai nhi sẽ có tác dụng tích cực đến khớp, xương và hệ tim mạch, giúp bà bầu có một sức khỏe ổn định trong suốt thai kỳ. Bạn có thể chạy trên cỏ hoặc trên bãi biển để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.


​Nguy cơ khi tập thể dục thể thao sai


Khởi động cơ thể trước khi tập và tập luyện đúng cách để tránh chấn thương khi tập tạ là lưu ý của bác sĩ - Ảnh: T.T.D.
BS Trần Đăng Khoa, phó khoa chi dưới BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM, cho biết mỗi ngày bệnh viện này tiếp nhận khá nhiều trường hợp chấn thương vùng cơ xương khớp do luyện tập thể dục thể thao không đúng cách ở các mức độ khác nhau từ nhẹ như sây sát da, đau - rách cơ, tổn thương gân và dây chằng quanh khớp ở mức độ nhẹ... đến các chấn thương nặng như đứt gân gót, đứt dây chằng chéo gối, trật khớp khuỷu - khớp vai, thậm chí có trường hợp gãy xương đòn, gãy xương cánh tay, gãy hai xương cẳng chân...
Lắng nghe sự thay đổi của cơ thể trong quá trình luyện tập. Nếu thấy xuất hiện những biểu hiện như đau co rút cơ, yếu cơ hoặc nhức đầu nhẹ nên dừng tập luyện ngay vì đó là những biểu hiện cơ thể đang quá tải
Theo BS Trần Đăng Khoa

Gãy tay vì... vật tay
Theo BS Đăng Khoa, phần lớn trường hợp chấn thương trong luyện tập thể dục thể thao là do không khởi động (làm ấm cơ thể) trước khi tập luyện, không được trang bị dụng cụ hỗ trợ đúng và đầy đủ, không được huấn luyện viên chỉ dẫn luyện tập đúng phương pháp...
BV Chấn thương chỉnh hình từng tiếp nhận cấp cứu một học sinh nam của một trường THPT trong TP bị gãy xương cánh tay phải do chơi vật tay với bạn cùng lớp.
Đây là trò chơi khá phổ biến trong trường học mà ít ai biết có thể dẫn đến gãy xương cánh tay. Theo các bác sĩ, trước khi chơi trò chơi này cần phải khởi động cơ thể kỹ chứ không nên thích chơi lúc nào thì vật tay với nhau lúc ấy.
Các bác sĩ cũng lưu ý những người mới luyệp tập chơi tennis, việc khởi động không đủ, tư thế cầm vợt sai quy cách, lựa chọn vợt không phù hợp sẽ dẫn đến hội chứng viêm nơi bám gân tennis elbow.
Khi đó, người tập sẽ bị ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hằng ngày như không cầm được viết, lược, không cài được cúc áo...
Nhiều trường hợp có bệnh lý tim tiềm ẩn như bệnh lý mạch vành nhưng không có biểu hiện gì trong sinh hoạt thông thường mà chỉ có thể phát hiện bệnh khi tầm soát, khám sức khỏe định kỳ.
Những trường hợp này khi luyện tập thể dục thể thao quá sức có thể gây ra cơn nhồi máu cơ tim mà nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong...
BS Phan Vương Huy Đổng, phó chủ tịch Hội Y học thể thao TPHCM, khẳng định tập thể dục thể thao đúng cách rất tốt cho sức khỏe, thậm chí còn hỗ trợ chữa bệnh cho những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch... Tuy nhiên nếu tập luyện không đúng cách sẽ gây ra sự tàn phá trong cơ thể.
Ví dụ, một người mắc bệnh cột sống thần kinh tọa mà tập chạy, nhảy nhiều sẽ làm bệnh nặng hơn.
Một huấn luận viên yoga đã tập luyện hàng chục năm nên thực hiện những động tác khó như trồng chuối một cách dễ dàng, nhưng với người mới tập yoga mà nôn nóng thực hiện những động tác khó ngay có thể gây chấn thương cho cơ thể...
BS Đăng Khoa nhấn mạnh trước khi bắt đầu luyện tập một môn thể thao nào, đặc biệt là các môn thể thao nặng hoặc mang tính đối kháng cao, người tập cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện.
Và ngay khi bác sĩ khẳng định đủ sức khỏe tập luyện cũng rất cần có huấn luận viên hướng dẫn để tập luyện đúng phương pháp dù đó chỉ là môn chạy bộ!
Gãy cổ xương đùi vì trang phục không đúng
Trang phục, phương tiện hỗ trợ tập luyện thể dục thể thao rất quan trọng. Một đôi giày không phù hợp có thể dẫn đến các chấn thương ở bàn chân, cổ chân, thậm chí té ngã... Trang phục luộm thuộm sẽ làm vướng víu trong quá trình luyện tập và có thể gây té ngã.
Rất nhiều trẻ em bị chấn thương cổ tay, gối do không được trang bị phương tiện bảo vệ khi chơi patin. Và đã có trường hợp các cụ già luyện tập đi bộ nhưng do trang phục không phù hợp nên chân này vướng vào ống quần kia dẫn đến gãy cổ xương đùi do té ngã.
Mới đây các báo đồng loạt đưa tin một nam thanh niên ở Bình Dương bị tử vong khi đang nâng tạ trong tư thế nằm, mỗi bên tạ nặng 28kg. BS Huy Đổng nhận định nam thanh niên này tập tạ khi không được trang bị các phương tiện bảo vệ.
Nguyên tắc khi đẩy tạ là phải có hai thanh chặn tạ ở hai bên, hoặc nhân viên hỗ trợ để khi sức người yếu, tạ rớt xuống cũng có thanh chặn tạ ở hai bên hoặc nhân viên hỗ trợ, chứ không khi tập quá sức tạ có thể sẽ rơi xuống đè chết người tập.
BS Đăng Khoa khuyên người luyện tập thể dục thể thao nên tăng dần thời gian luyện tập và cường độ chứ không nên nóng vội hay hăng hái quá lúc mới tập. Khởi động làm ấm cơ thể trước luyện tập là bắt buộc. Đừng luyện tập khi bụng đói mà nên luyện tập sau ăn hai giờ là tốt nhất.
Trước khi luyện tập hai giờ nên uống khoảng 0,5 lít nước và phải đảm bảo bù đủ lượng nước mất trong quá trình luyện tập. Ngoài ra cần dành thời gian hồi phục sức khỏe bằng ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý vì quá sức trong luyện tập rất dễ dẫn đến chấn thương.



Động tác giúp tăng cơ bụng 6 múi

Bài tập 1: Nằm ngửa và mở rộng cánh tay của bạn, nhấc chân theo hướng thẳng lên trần nhà với một độ cong thoải mái. Giữ hai chân ép lại với nhau, hạ thấp hai nhịp về bên phải (đồng thời hít vào), sau đó lại nâng chân trở lại vị trí ban đầu.
Động tác 1: Nằm ngửa và mở rộng cánh tay, nhấc chân theo hướng thẳng lên trần nhà với độ cong thoải mái. Giữ hai chân ép lại với nhau, hạ thấp hai nhịp về bên phải (đồng thời hít vào), sau đó lại nâng chân trở lại vị trí ban đầu.
Thở ra khi bạn quay lại vị trí ban đầu, chủ động ép rốn xuống. Hạ thấp hai chân sang bên trái hai nhịp và lặp lại. Lưu ý giữ cơ thể nằm yên trên sàn khi vặn chân. Lặp lại động tác này 15-20 lần cho mỗi bên.
Thở ra khi bạn quay lại vị trí ban đầu, chủ động ép rốn xuống. Hạ thấp hai chân sang bên trái hai nhịp và lặp lại. Lưu ý giữ cơ thể nằm yên trên sàn khi vặn chân. Lặp lại động tác này 15-20 lần cho mỗi bên.
Bài tập 2: Chống một tay xuống mặt sàn để nâng người lên cao, chân duỗi thẳng và mũi chân tì xuống mặt sàn. Đưa cánh tay còn lại lên cao, kéo căng cánh tay và hít thật sâu trong khi vẫn giữ cơ thể trên một đường thẳng. Giữ vị trí này khoảng 30-60 giây. Sau đó, hạ tay xuống, thở ra từ từ và thực hiện tương tự với tay bên kia. Tập động tác này khoảng 3-5 lần.
Động tác 2: Chống một tay xuống mặt sàn để nâng người lên cao, chân duỗi thẳng, mũi chân tì xuống mặt sàn. Đưa cánh tay còn lại lên cao, kéo căng và hít thật sâu trong khi vẫn giữ cơ thể trên một đường thẳng. Giữ vị trí này khoảng 30-60 giây. Sau đó, hạ tay xuống, thở ra từ từ và thực hiện tương tự với tay bên kia. Tập động tác này khoảng 3-5 lần.
Bài tập 3: Giống với bài tập thứ 2, chống một tay xuống sàn, chân duỗi thẳng. Duỗi cánh tay còn lại theo một góc 90 độ so với cánh tay kia trong khi nâng một chân lên cao.
Động tác 3: Chống một tay xuống sàn, chân duỗi thẳng. Duỗi cánh tay còn lại theo một góc 90 độ so với cánh tay kia trong khi nâng một chân lên cao.
Sau đó, kéo đầu gối và khuỷu tay gần sát vào nhau nhưng vẫn giữ cơ thể trên một đường thẳng đồng thời thở sâu. Mở rộng tay và chân như ban đầu, rồi thực hiện tương tự với tay bên kia. Lặp lại động tác này 15-20 lần cho mỗi bên.
Sau đó, kéo đầu gối và khuỷu tay gần sát vào nhau nhưng vẫn giữ cơ thể trên một đường thẳng đồng thời thở sâu. Mở rộng tay và chân như ban đầu, thực hiện tương tự với tay bên kia. Lặp lại động tác này 15-20 lần cho mỗi bên.
Bài tập 4: Tiếp tục thực hiện động tác sit-ups như bài tập 2 với một tay giơ lên cao. Giữ hông ở đúng vị trí, luồn tay xuống phía dưới cơ thể (đồng thời thở ra), sau đó trở lại vị trí ban đầu. Đổi bên và lặp lại động tác 15-20 lần.
Động tác 4: Chống một tay xuống sàn, tay còn lại giơ lên cao, hai chân duỗi thẳng (giống động tác 2). Giữ hông ở đúng vị trí, luồn tay xuống phía dưới cơ thể (đồng thời thở ra), sau đó trở lại vị trí ban đầu. Đổi bên và lặp lại động tác 15-20 lần.
Bài tập 5: Chống khuỷu tay xuống sàn, tay còn lại đặt lên đầu, mở rộng khuỷu tay.
Động tác 5: Chống khuỷu tay xuống sàn, tay còn lại đặt lên đầu, mở rộng khuỷu tay.
Vặn người và thả khuỷu tay phía trên xuống tới khi chạm vào bàn tay phía dưới và thở ra. Sau đó bạn trở lại vị trí ban đầu, lặp lại 15-20 lần cho mỗi bên.
Vặn người và thả khuỷu tay phía trên xuống tới khi chạm vào bàn tay phía dưới và thở ra. Sau đó trở lại vị trí ban đầu, lặp lại 15-20 lần cho mỗi bên.
Bài tập 6: Sử dụng một quả bóng thể dục làm dụng cụ trợ giúp. Hai bàn tay chống thẳng xuống sàn đồng thời đặt hai chân lên quả bóng.
Động tác 6: Sử dụng bóng thể dục làm dụng cụ hỗ trợ. Hai bàn tay chống thẳng xuống sàn đồng thời đặt hai chân lên quả bóng.
Giữ chân thẳng, nâng hông lên cao (đồng thời thở ra), tới vị trí cao nhất có thể, ngừng lại và giữ khoảng 2-3 giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 15-20 lần.
Giữ chân thẳng, nâng hông lên cao (đồng thời thở ra), tới vị trí cao nhất có thể, ngừng lại và giữ khoảng 2-3 giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 15-20 lần.

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Cách giúp bạn xóa bỏ ngấn mỡ khi mặc quần bò

Tập luyện tim mạch nhiều hơn
Ngấn mỡ là kết quả của việc chất béo lắng đọng xung quanh vùng bụng của bạn. Trong khi bạn nghĩ đơn giản chỉ cần tác động đến vùng dư thừa chất béo sẽ giúp bạn giảm mỡ trong cơ thể, các nghiên cứu đã chứng minh rằng điều đó không có cơ sở. Bạn chỉ có thể giảm mỡ bụng khi bạn bắt đầu giảm cân trên toàn bộ cơ thể.
Do đó, một trong những cách loại bỏ ngấn mỡ bụng là bạn cần tăng cường tập các bài tập tim mạch, vì như vậy mới giúp bạn tăng nhịp tim và đốt cháy chất béo trong cơ thể của bạn. Bạn có thể lựa chọn các hoạt động như đi bộ, chạy, đạp xe, bơi lội, thể dục nhịp điệu và khiêu vũ.
Ngấn mỡ xuất hiện khi mặc quần bso hay cạp trễ khiến bạn mất tự tin.
Ngấn mỡ xuất hiện khi mặc quần bó hay cạp trễ khiến bạn mất tự tin.

Áp dụng các bài tập bụng
Một khi xuất hiện ngấn mỡ, bạn nên bắt đầu áp dụng các bài tập bụng để làm săn chắc cơ bụng của bạn. Các bài tập như gập bụng và đứng lên ngồi xuống là hai bài tập giúp săn chắc các cơ bụng của bạn.
Hãy thử một số bài tập hai bên sườn
Hầu hết mọi người áp dụng các bài tập cho những bộ phận trước và sau cơ thể, nhưng lại bỏ quên bài tập cho hai bên mạn sườn. Hãy áp dụng các bài tập để giúp cơ liên sườn săn chắc hơn và khiến bạn mảnh mai hơn.
Dưới đây là một số bài tập dành cho bạn:
Nâng chân càng nhiều càng tốt sang hai phía.
Dành một vài phút chạy sang ngang trong khi bạn đang đi bộ hoặc chạy bộ.
Thay đổi thói quen ăn uống của bạn
Dù cho bạn có chăm tập thể dục bao nhiêu, nếu không kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, thì bạn sẽ khó đạt được kết quả như mong đợi.
Hãy giảm bớt thực phẩm chiên và đồ ăn ngọt, nước có ga từ thói quen ăn uống hàng ngày của bạn. Bổ sung thêm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc. Ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn và giảm bớt muối dư thừa, vì nó khiến cơ thể giữ nước khiến bạn thêm cồng kềnh.
Tránh ăn khi đang xem ti vi hoặc đang làm việc, vì như thế sẽ khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn do tâm trí của bạn bị phân tâm. Ăn chậm, nhai kỹ để bộ não của bạn có đủ thời gian nhận được tín hiệu no.


4 động tác thể dục giúp thanh lọc cơ thể

Dưới đây là 4 động tác kéo căng cơ thể giúp bạn thanh lọc cơ thể hiệu quả, giữ dáng đẹp, cơ thể khỏe mạnh.

Động tác vặn mình khi đứng

Với các bước kéo căng cơ thể nhẹ nhàng như tư thế của ếch, xoay cột sống, tư thế rắn hổ mang, động tác này sẽ giúp kích thích các cơ quan bài tiết bao gồm gan, thận trong suốt tuần đầu tập luyện. Nhờ đó, sẽ tăng khả năng lưu thông, hệ thống cơ thể làm việc hiệu quả hơn.

Tư thế này cũng có tác dụng tăng nhiệt độ cơ thể, theo đó tăng sự lưu thông và kích thích bài tiết độc tố khỏi cơ thể.

4 động tác thể dục giúp thanh lọc cơ thể 1

Cách thực hiện

- Bạn bắt đầu động tác ở tư thế của một vận động viên điền kinh với chân phải gập gối 90 độ, chân trái kéo thẳng về phía sau, hai tay đưa về phía chân phải.

- Tiếp đó, bạn hạ thấp gối trái sao cho chạm sàn và đưa hai bàn tay chạm nhau ở tư thế cầu nguyện. Bạn hít vào rồi thở ra, xoay người sang phải đồng thời đưa khuỷu tay phải ra phía ngoài gối phải.

- Bạn giữ tư thế trong 5 nhịp thở rồi đổi bên và thực hiện tương tự.

Động tác tấm ván

Động tác này sẽ đưa nhiệt vào đường tiêu hóa, đốt cháy các chất độc tích lũy, giúp cơ thể xử lý chất độc dễ dàng hơn.

4 động tác thể dục giúp thanh lọc cơ thể 2

Cách thực hiện

- Đầu tiên, bạn đưa cơ thể về tư thế downward-facing dog (chó cúi mặt) rồi chuyển trọng lượng cơ thể bằng cách đưa người về tư thế chống đẩy.

- Tiếp đó, bạn đưa gối phải về gần phía ngực và cổ gắng để mũi chạm gối. Bạn tiếp tục kéo cơ bụng và giữ tư thế trong 15 giây rồi đổi bên.

4 động tác thể dục giúp thanh lọc cơ thể 3

Động tác cái cây ngồi

Động tác này yêu cầu cơ thể uốn cong về phía trước nhằm đưa máu về bụng rửa sạch các chất thải và tăng cường chức năng cho vùng cơ thể này.

4 động tác thể dục giúp thanh lọc cơ thể 4

Cách thực hiện

- Bạn ngồi trên sàn tập, hai chân duỗi thẳng về phía trước rồi bẻ cong gối trái, đưa lòng bàn chân trái chạm phía trong đùi phải và để đùi trái thả lỏng xuống sàn tập.

- Tiếp đó, bạn kéo dài cột sống, vươn người về phía trước sao cho tay chạm bàn chân hoặc cẳng chân phải. Cuối cùng, bạn xoay người sang phải rồi gấp hông.

- Bạn giữ tư thế trong 5 đến 10 nhịp thở sâu rồi đổi chân.

Động tác chân đưa lên tường

Động tác chân đưa lên tường giúp tăng cường sự dẫn lưu máu và bạch huyết từ bàn chân tới cổ chân vào bụng - nơi các chất lỏng được làm sạch dễ dàng. Động tác này cũng nuôi dưỡng các cơ quan tiêu hóa và giúp các hệ thống tuần hoàn nghỉ ngơi mà nhờ đó tăng cường chức năng và tăng năng lượng cho cơ thể.

4 động tác thể dục giúp thanh lọc cơ thể 5

Cách thực hiện

- Bạn ngồi với đầu gối uốn cong, vai phải và hông chạm tường, chân để phẳng trên sàn tập.

- Uốn cong lưng đồng thời đưa hai chân lên cao, nhấc mông chạm gần tường nhất có thể mà không kéo căng gân kheo. Ở động tác này, bạn có thể đặt tay lên bụng, hai bên người hoặc trên đầu và giữ tư thế trong 2 phút.



Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Chuyện ngồi nhiều và nên tập thể dục bao nhiêu là đủ

Các nhà nghiên cứu người Canada đã tổng hợp kết quả từ 41 nghiên cứu lâm sàng cho thấy những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc các bệnh tim và tử vong cao hơn. Ngồi quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và ung thư. Và những nguy cơ này sẽ càng tồi tệ hơn nữa nếu bạn là người vừa ngồi nhiều vừa lười vận động.

Ngày nay, nhiều người có xu hướng ngồi nhiều, ít vận động do tính chất công việc hay sự lười của bản thân. Điều này dẫn đến việc cơ thể đốt cháy năng lượng ít hơn. 

"Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, nguồn năng lượng chúng ta sử dụng cho cả công việc gia đình lẫn xã hội đều giảm đi rõ rệt trong vòng 100 năm qua. Sự nguy hiểm do lười vận động còn bao gồm cả việc ngồi quá nhiều tại nơi làm việc, trong xe hoặc thậm chí là nằm xem tivi...", TS Barry Franklin, Giám đốc Chương trình Phục hồi chức năng tim mạch tại BV William Beaumont ở Royal Oak, Michigan (Mỹ) nói trong một cuộc phỏng vấn với MedPage.

Chuyện ngồi nhiều và nên tập thể dục bao nhiêu là đủ 1
Ngồi nhiều cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và ung thư. Ảnh minh họa

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Annals of Internal Medicine. Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng họ đang xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và họ cũng đưa ra một vài lời khuyên giúp tránh ngồi nhiều như vậy, bao gồm:

- Hãy đứng lên và di chuyển xung quanh nơi làm việc.
- Tận dụng mọi cơ hội để vận động.
- Hãy dành thời gian để tập aerobic mỗi tuần (cường độ tùy theo độ tuổi) hoặc thực hiện các hình thức vận động khác như đi bộ nhanh, chạy...

Theo tác giả nghiên cứu, TS David Alter, bác sĩ của Viện Phục hồi chức năng Toronto ở Canada thì cứ sau mỗi nửa giờ ngồi một chỗ, bạn nên đứng lên hoặc đi lại. Các hoạt động này có thể làm nên sự khác biệt trong sức khỏe và tăng tuổi thọ của bạn.

Vậy tập vận động, hoạt động thể chất, thể dục bao nhiêu thì là thích hợp để giảm nguy cơ mắc bệnh?

Chuyện ngồi nhiều và nên tập thể dục bao nhiêu là đủ 2Bạn đừng quan tâm tới việc phải tập bao nhiêu bài tập/tuần mà hãy quan tâm tới việc bạn dành ra bao nhiêu thời gian để thể dục. Ảnh minh họa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì hoạt động thể chất (thể dục) 150 phút/tuần được coi là vừa phải và tốt cho sức khỏe, giảm thiểu rủi ro bệnh tật và tử vong sớm. Nhưng ông Philipe de Souto Barreto, một nhà nghiên cứu tại BV Đại học Toulouse ở Pháp và là tác giả của bài báo "Buộc người lười vận động phải hoạt động thể chất, thậm chí không đạt thời lượng như yêu cầu, cũng vẫn có lợi cho sức khỏe" lại cho rằng hoạt động thể chất ít hơn khoảng thời gian đó cũng đem lại lợi ích sức khỏe quan trọng.

Barreto cũng trích dẫn một đánh giá của 254 bài báo về mối liên hệ giữa tập thể dục và giảm bệnh tật, trong đó chỉ ra rằng ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có thể có ích cho những người không được vận động đầy đủ. Một phân tích của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần đi bộ 1-74 phút/tuần cũng có thể giảm nguy cơ tử vong sớm tới 19% so với những người ít vận động nhất (không vận động).


 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons