Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

2 bài tập cổ, 3 bài tập lưng dễ thực hiện chữa bệnh cột sống

Bệnh cột sống ngày càng gia tăng và trẻ hóa
Ở nước ta, tỉ lệ bệnh nhân mắc chứng bệnh về cột sống ngày một gia tăng, độ tuổi mắc chứng bệnh về xương khớp cũng dần trẻ hóa.
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm , là bệnh lý khá phổ biến. Thạc sĩ Trần Quốc Khánh tại Bệnh viện Việt Đức chia sẻ trong gia đình bạn bè của mỗi người ít nhất có vài người quen phàn nàn hay đau cổ, vai gáy, đau lưng, đau xuống chân đặc biệt những người trên 50 tuổi.
Trên 30 tuổi cột sống đã thoái hoá nên thoái hoá cột sống không ai tránh khỏi. Bệnh thoái hóa cột sống cũng như các chứng bệnh thoái hóa khác như thoái hóa da, thoái hóa tóc.
Thoái hoá cột sống bình thường đốt sống đẹp, đĩa đệm nhiều nước nhưng người thoái hoá thì đốt sống có các mỏm xương, mật độ can xi giảm còn đĩa đệm thì khô nước dần giảm độ cao, đàn hồi của đĩa đệm là quá trình thoái hoá.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh
Thoát vị đĩa đệm là bệnh nặng hơn thoái hoá, thoái hoá theo thời gian ai cũng bị còn thoát vị đĩa đệm không thoái hoá mà đĩa đệm vỡ ra, di chuyển ra khỏi đốt sống, chèn vào dây thần kinh. Bình thường đĩa đệm nằm trọn vẹn trong đốt sống nhưng nó lệch và chèn rễ thần kinh gây đau lưng, đau cột sống.
Bệnh thoái hoá cột sống làm mọi người đau mỏi cổ, lưng còn thoát vị hậu quả có thể nặng nề, có người diễn biến nhanh gây đau, ảnh hưởng giấc ngủ, làm việc.
Thạc sĩ Khánh chia sẻ bị thoát vị đĩa đệm có người đau mà đến khi điện thoại nằm cạnh cũng không với được bác sĩ gọi là thoát vị cấp. Khi thoát vị đĩa đệm để lâu gây teo cơ, teo lưng, teo đùi, nặng có thể gây liệt.
Thoát vị ở cổ khiến việc cầm nắm rất yếu, cầm đũa cũng khó, bóp tay lại, nắm tay người khác khó đó là dấu hiệu liệt không hoàn toàn. Có người đi dép rơi ra, nâng chân khó khăn, rối loạn đại tiểu tiện đó là hậu quả muộn của bệnh thoát vị đĩa đệm.
3 dấu hiệu thoái hóa cột sống
Bác sĩ Khánh cho biết khi có dấu hiệu sau cần đến bệnh viện khám để phát hiện sớm bệnh về cột sống.
Thứ nhất: Đau vùng cổ và đau lưng dấu hiệu đầu tiên của dấu hiệu thoái hoá, không liên quan tai nạn, kéo dài trên 2 tuần nên đi khám.
Thứ 2: Đau cổ đau dọc xuống vai, gáy chẩn, cánh tay lan xuống bàn tay ở lưng đau vùng thắt lưng, đó là dấu hiệu điển hình của thoát vị đĩa đệm.
Thứ 3: Tê bì tứ chi, hai tay, hai chân đó là dấu hiệu tương đối điển hình của thoát vị đĩa đệm. Luôn luôn lắng nghe sự thay đổi để biết cơ thể đang ở tình trạng nào.
Những bài tập đơn giản chữa bệnh cột sống cho dân văn phòng
BS Khánh cho biết trong thoát vị đĩa đệm hơn 90 % không phải mổ có thể dùng thuốc và vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Bệnh nhân nghỉ ngơi xây dựng thói quen tập luyện cũng có ý nghĩa quan trọng như đi bơi, luyện xà đơn, yoga, thiền để làm cột sống thoải mái hơn.

Bài tập cho vai gáy
Ngoài ra, bác sĩ Khánh cho biết đối với những người chưa bị bệnh về cột sống có thể tập các bài tập dự phòng các bệnh về cột sống. Các bài tập không cần cầu kỳ. Mỗi người có thể tập bài tập đơn giản ngay tại văn phòng, nơi làm việc.
Bài tập cho cột sống cổ: Cúi - ngửa, nghiêng phải - trái, xoay phải - trái. Tập theo 3 động tác này.
Bài thứ nhất: Ngồi thẳng, thả lỏng người, thả vai, mềm cơ, nhắm mắt lại và cúi - ngửa, hít sâu thở đều ưỡn cột sống ra căn cơ 2- 3 s, tập trung sức lực, tinh giản cột sống cổ, tốc độ tối thiểu, biên độ tối đa tập 40 - 50 lần.
Bài hai: Thả lỏng vai nghiêng phải - nghiêng trái, động tác 3 quay phải, quay trái để căng cơ tối đa để tập hàng ngày ở văn phòng.
ThS Khánh cho biết có những bệnh nhân chấn thương cột sống cổ rất nặng khi mỏi ngoáy cổ mạnh, không tốt mà phải tập theo bài tập của nó.
Bài tập ba dành cho lưng:
1. Đứng thẳng, hai chân thẳng, xoè hai chân, nghiêng hết cỡ, giãn cơ ra làm 40 - 50 lần.
2. Giơ tay lên trời, cuói xuống thả lỏng tối đa giơ lên ưỡn về sau thả lỏng tối đa.
3. Để tay xoay tối đa có thể và làm ngược lại. Thả lỏng người, mềm cơ để tốt cho công việc hàng ngày phải ngồi lâu.
Phòng tránh các bệnh cột sống, theo BS Khánh mọi người khi ngủ khi ngủ gối thấp rất nhiều người ngủ quá cao 8 - 12 cm là vừa, không nên gối bông quá nhiều, bịt cố bí cản trở lưu thông máu, nệm nên chọn nệm cứng, không chọn nệm mềm. Nằm đệm lò xo gây đau lưng, nằm nền cứng tốt cho cột sống hơn. Đệm lò xo gây võng cột sống.
Mỗi người nên uống nhiều nước lọc, hoa quả tươi. Không nên hút thuốc , bởi hút thuốc không chỉ mỗi bệnh phổi mà còn ảnh hưởng đến xương khớp vì nó làm giảm oxy trong quá trình tuần hoàn.
Có dấu hiệu đau lung, mỏi gáy nên có xà đơn đu lên. Chỉ đu thả lỏng nghiêng phải, trái xoay phải trái làm 40 - 50 lần rất tốt cho lưng. Ngoài ra, với người có điều kiện có thể đi bơi, tập yoga, thiền đó là những thói quen có thể dự phòng bệnh cột sống.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Mẹo giúp bạn giảm đau khớp do tập luyện

Với những bệnh nhân bị viêm khớp, luyện tập thể thao chính là cách cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn làm sai cách có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.



Chườm nóng để giảm đau khớp khi tập luyện
Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hay tắm nóng, thực hiện tại nhà, mỗi lần khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/ngày sẽ giúp giảm triệu chứng đau.
meo-giup-ban-giam-dau-khop-do-tap-luyen-giadinhvietnam.com 1
Dùng sóng ngắn để giảm đau
Vi ba và siêu âm để đưa nhiệt xuống sâu hơn ở những vùng khớp không bị viêm, thường dùng ở khớp vai để làm giãn cơ gân do tập luyện quá căng.
Nhiệt sâu không được chỉ định đối với những bệnh nhân bị viêm khớp cấp tính.
Sử dụng phương pháp chườm lạnh
Bạn có thể sử dụng ngay các túi đựng nước đá, làm giảm đau và viêm, thường dừng khoảng 10-15 phút mỗi lần. Chườm lạnh được chỉ định trong viêm khớp cấp tính.
Giãn cơ
Bệnh nhân cần học cách thư giãn để làm giãn cơ và giảm đau. Các chuyên viên có thể thực hiện những biện pháp giãn cơ chuyên nghiệp.

                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408 

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Hít thở sâu giúp giảm bồn chồn, căng thẳng

Hít thở là hành động bản năng, "nhàm chán" mà chúng ta lặp lại từng giây, từng phút để đảm bảo sự sống. Thở đúng cách còn giúp tăng cường sức khỏe, điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực nhất.
Ít người nhận ra mối liên hệ giữa động tác hít vào, thở ra gắn liền với tâm trạng. Khi mệt mỏi, chúng ta thường cảm thấy bồn chồn, hít từng hơi cạn rồi thở ra vội vàng, nhanh chóng. Nhưng lúc tâm trạng thoải mái, cơ thể thở chầm chậm, hít sâu và thở ra từ từ.
Hit tho sau giup giam bon chon, cang thang hinh anh 1
Hít thở sâu tốt cho sức khỏe. Ảnh: Diyp.
Các nghiên cứu cho thấy, đây là tình trạng chung của nhiều người, trong đó, cảm xúc tác động tới cách chúng ta thở.
Thở nhanh thể hiện triệu chứng căng thắng, lo âu dẫn tới mất kiểm soát hơi thở, phần nào ảnh hưởng tới cách chúng ta cảm nhận mọi thứ. Ở trạng thái bình tĩnh, thư giãn, chúng ta sẽ thở chậm và sâu hơn. Tuy nhiên, theo Scienalert, phần lớn chúng ta có xu hướng thở sai cách, gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Thậm chí hàng triệu người trên hành tinh đang thở sai cách.
"Đối với nhiều người, thở sâu có vẻ không tự nhiên. Có nhiều nguyên nhân, trong đó, quan điểm về vẻ đẹp hình thể tác động tiêu cực tới sự hô hấp. Như bụng phẳng được xem là hấp dẫn nên phụ nữ (và thậm chí cả nam giới) đều có xu hướng tập luyện cơ bụng phát triển. Điều này gây trở ngại cho quá trình thở sâu và dần dần chuyển sang thói quen thở nông bằng ngực", bài viết trên blog của Đại học Y Harvard (Mỹ).
Năm 2012, một nghiên cứu trên 46 nghệ sĩ cả nam và nữ với việc đào tạo trong thời gian ngắn phương pháp thở sâu và phản hồi sinh học, nhóm thực hiện nhậ thấy, cứ sau 30 phút thở chậm, mọi người đã giảm các triệu chứng lo lắng. Điều này càng rõ rệt hơn đối với các nhạc sĩ, đối tương có xu hướng lâm vào trạng thái lo âu.
Những lợi ích này càng tỏ rõ sự hiệu quả đối với trường hợp nghiêm trọng hơn. Năm 2014, các nhà nghiên cứu có thử nghiệm nhỏ đối với nhóm cựu chiến binh bị căng thẳng sau chấn thương tâm lý.
Kết quả cho thấy, những người tập ngồi thiền với hơi thở đều, sâu 3 giờ mỗi ngày, liên tục trong một tuần đã cải thiện đáng kể triệu chứng căng thẳng và cảm giác lo lắng.
Nếu bạn muốn tập hít thở đúng cách để điều hòa cơ thể, hãy chuẩn bị mọi thứ và thực hiện ngay. Trước tiên, cần tìm một nơi thông thoáng, yên tĩnh rồi ngồi hoặc nằm xuống. Sau đó, hít chậm qua mũi, để ngực và bụng nở rộng. Cuối cùng, thở ra từ từ qua miệng hoặc mũi. Sẽ rất hữu ích nếu vừa đếm vừa hít thở nhịp nhàng.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

6 động chữa và phòng đau lưng hiệu quả

BS Paul D’Alfonso, Trung tâm chăm sóc sức khỏe thần kinh cột sống Maple Healthcare, cho biết tư thế nằm ngửa giúp giảm tối đa áp lực lên các đĩa đệm, giảm tình trạng căng cứng cả ở bên trong và ngoài đĩa đệm, làm cho các mạch máu không bị dồn nén, không căng phồng. Nhờ đó giảm chèn ép thần kinh và cơn đau sẽ giảm.
Sau đây là 6 động tác đơn giản dễ làm:
1. Co gối vào ngực
Bạn nằm ngửa với hai chân duỗi thẳng. Co một chân trong khi chân còn lại vẫn duỗi thẳng. Dùng hai tay giữ một đầu gối, kéo chân này về phía bụng. Giữ như vậy trong vòng 5 đến 10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện tương tự với chân còn lại.
Tập động tác này từ 10-15 lần cho mỗi chân.
2. Xoay cột sống:
Nằm ngửa, hai tay bám vào cạnh giường, co hai chân. Giữ lưng sát mặt giường. Xoay hai đầu gối về một bên cơ thể. Giữ nguyên trong vòng 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Tiếp tục thực hiện xoay người về phía đối diện.
Tập động tác này từ 10-15 lần.
3. Chéo cơ bụng:
Nằm ngửa với hai bàn chân đặt trên giường, giữ cho mông và lưng dưới sát mặt giường. Bắt đầu nâng phần vai và lưng trên lên. Chuyển động cùng lúc hai tay qua phải sao cho tay trái chạm vào đầu gối phải. Trở lại vị trí ban đầu rồi thực hiện tương tự về phía còn lại.
Lưu ý trong quá trình tập, phải giữ cho hai tay luôn duỗi thẳng. Thực hiện từ 10-15 lần.
4. Nâng hông:
Nằm ngửa, hai gối co, bàn chân vẫn đặt trên sàn. Thắt chặt (gồng) phần cơ ở bụng bằng cách kéo khung xương chậu và xương sườn vào nhau, hóp bụng đẩy phần thắt lưng phía sau xuống sàn. Giữ tư thế này trong 5 giây. Nâng hông từ từ sao cho tạo thành một đường thẳng từ hai gối đến hai vai. Hạ từ từ trở về tư thế ban đầu.
Thực hiện lặp lại từ 15-20 lần.
5. Nâng chân và cánh tay:
Chống hai tay và cúi người trên gối. Duỗi chân phải về phía sau và vươn tay trái về phía trước. Giữ nguyên như vậy trong 3 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện tương tự với chân trái và tay phải. Lặp lại 5 lần cho mỗi chân.
6: Tư thế con mèo và con bò:
Chống hai tay và đầu gối xuống sàn. Giữ cho vai thẳng với cổ tay, phần hông thẳng với đầu gối. Hít vào, giữ cho phần bụng thả lỏng hướng xuống sàn. Ưỡn ngực và ngẩng đầu lên. Sau đó thở ra, hóp bụng và uốn cong phần lưng lên, đầu cúi xuống.
Thực hiện từ 5-10 lần.





                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Tăng tuổi thọ bằng 36 cái vỗ tay

Theo chuyên gia Đông y, vỗ tay là bài tập vô cùng đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Duy trì hàng ngày theo hướng dẫn này có thể hỗ trợ chữa rất nhiều loại bệnh.
Tang tuoi tho bang 36 cai vo tay
Các huyệt vị trên bàn tay kết nối với nội tạng một cách mật thiết
Đông y quan niệm rằng, bàn tay là hình ảnh thu nhỏ của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Nhiều loại bệnh tật phát sinh trong nội tạng có thể được loại bỏ và tự biến mất nếu chúng ta tác động đến các huyệt vị trên bàn tay một cách có chủ ý.
Đặc biệt các bệnh liên quan đến nội tạng, tê phù, đau tim, viêm phổi, các bệnh về mắt sẽ được cải thiện rất nhiều chỉ bằng cách vỗ tay 36 cái mỗi ngày theo hướng dẫn sau đây:
Cách thực hiện:
Vỗ 36 lần/động tác vào thời gian bất kỳ trong ngày. Tiện nhất là làm vào buổi trước khi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy.
1. Chữa các bệnh trên khuôn mặt như mờ mắt, viêm mũi, đau răng, phòng chống cảm lạnh.
Nắm tay lại và vỗ 2 ngón cái chạm nhau.
2. Ngăn chặn sự thoái hóa xương như nhức đầu, đau cổ, phòng chống yếu xương; thoái hóa xương.
Ngửa bàn tay, vỗ 2 ngón út chạm nhau.
3. Phòng và chữa bệnh liên quan đến tim phổi như bệnh tim, đau ngực, đau thắt vùng phổi và lồng ngực.
Vỗ cổ tay, đường chỉ cổ tay chạm nhau.
4. Chữa các vấn đề về tay chân như tê mỏi, đau nhức, các vấn đề về tuần hoàn, thần kinh ngoại biên.
Vỗ đan chéo các ngón tay giao nhau.
5. Điều trị các bệnh về tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.
Vỗ đan chéo ngón trỏ và ngón cái.
6. Chữa các triệu chứng mệt mỏi, loại bỏ căng thẳng, giúp minh mẫn, tỉnh táo, vui vẻ trở lại, giảm lo lắng.
Vỗ lòng bàn tay bọc nắm đấm tay còn lại, đổi bên.
7. Chữa trị các vấn đề liên quan đến nội tạng như bệnh tiểu đường, điều chỉnh chức năng cơ quan nội tạng.
Vỗ cho 2 sống lưng tay chạm nhau.
8. Mát xa tai thúc đẩy tuần hoàn máu, điều chỉnh và cải thiện việc lưu thông máu trên khuôn mặt, giúp ngăn ngừa các cục máu đông.
Mát xa tai từ trên xuống dưới.
9. Dùng bàn tay xoa nóng, che mắt để chữa mỏi mắt, phòng chống cận thị, giảm tác hại cho người thường xuyên dùng điện thoại di động, máy tính, nhân viên văn phòng làm việc lâu khiến thị giác mệt mỏi.
Xoa nóng bàn tay, che ốp lên mắt.


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Cách thở đúng để "khai thông" đường hô hấp tránh bệnh tật

Chỉ mất 10 phút thực hành mỗi ngày là bạn sẽ thấy được những lợi ích của việc thở đúng cách mang lại.


Theo Trang Anh - Kiến thức


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

Mẹo đơn giản giúp giải độc gan, thận: Chỉ cần làm 15 phút mỗi tối

Từ xa xưa có một phương pháp dưỡng sinh rất hay, phương pháp này không chỉ tuyệt vời về hiệu quả dưỡng sinh mà còn có khả năng phòng tránh nhiều bệnh tật.

Còn đối với những cơ thể khỏe mạnh thì nó lại có thể đóng vai trò thúc đẩy. Phương pháp dưỡng sinh này rất đơn giản. Chỉ cần kiên trì mỗi ngày giơ chân lên cao.
Đơn giản như vậy thôi. Thế nên, hãy nhanh chóng tìm hiểu phương pháp giơ chân theo những phân tích dưới đây các bạn nhé!
Ảnh hưởng của động tác giơ chân đối với cơ thể con người
Ảnh hưởng của động tác giơ chân đối với cơ thể con người
1. Tăng cường giải độc gan, giải độc thận
Khi giơ chân cao, máu sẽ tuần hoàn nhanh về gan, về thận giúp cho quá trình giải độc được liên tục. Khi giơ chân cao cơ thể sẽ tăng cường sự trao đổi chất, từ thắt lưng trở xuống sẽ có phản ứng mạnh về a xít.
Để loại bỏ những độc tố gia tăng trong thời gian ngắn, tuyến yên trong cơ thể sẽ tự tiết ra kích thích tố, kích thích tiềm năng để tăng cường cho quá trình giải độc .
Giơ chân cao, máu sẽ tuần hoàn nhanh về gan.
Giơ chân cao, máu sẽ tuần hoàn nhanh về gan
2. Phòng tránh các bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng
Thói quen ăn uống không hợp lí dễ làm cho cơ thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan ruột. Vậy làm thế nào để giảm bớt những nguy cơ đó?
Bạn có thể thử nghiệm luyện tập phương pháp dưỡng sinh giơ chân cao. Bởi vì khi bạn luyện tập động tác này nhu động ruột sẽ hoạt động tự nhiên, có thể ngăn ngừa táo bón và tự nhiên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về gan ruột.
3 .Cải thiện làn da
Khi luyện tập động tác này ,tuần hoàn máu sẽ nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể tăng cao, lúc đó cơ thể sẽ ra nhiều mồ hôi, đồng thời các lỗ chân lông sẽ mở ra, các độc tố trong da được thải ra ngoài vì vậy mà làn da trở nên mịn màng và tươi tắn hơn.
4. Tăng cường chức năng tiêu hóa
Những bất thường về bộ phận tiêu hóa là hiện tượng thường xảy ra trong cuộc sống. Đa phần là do thói quen ăn uống bất hợp lí dẫn đến. Muốn tăng cường chức năng tiêu hóa có thể luyện tập bài tập dưỡng sinh giơ chân.
Vì khi luyện tập động tác này có thể khiến cho nhu động ruột hoạt động tự nhiên, từ đó tiết ra a xít, thúc đẩy quá trình tiêu hóa .
Khi giơ chân cao, cột sống duy trì cân bằng, cơ bắp sẽ tăng cường tính đàn hồi. Ảnh minh họa
Khi giơ chân cao, cột sống duy trì cân bằng, cơ bắp sẽ tăng cường tính đàn hồi. Ảnh minh họa
Khi giơ chân cao, cột sống duy trì cân bằng, cơ bắp sẽ tăng cường tính đàn hồi, khí huyết lưu thông. Các khớp xương sẽ tự tăng sinh tủy xương.
Thần kinh hai bên cột sống khôi phục tác dụng dẫn truyền bình thường. Thường xuyên luyện tập như vậy thoái hóa khớp hoặc gai xương , đau dây thần kinh khó có thể tìm đến .
6 .Giảm bớt gánh nặng cho phổi
Phổi là cơ quan quan trọng của cơ thể, Muốn tăng cường chức năng phổi , có thể luyện tập bài tập dưỡng sinh giơ chân cao.
Đan điền cũng sẽ được rèn luyện , có như vậy phổi của bạn mới nhận được nhiều oxy. Từ đó giảm nhẹ gánh nặng cho phổi, tăng cường chức năng phổi.
7 . Giảm căng thẳng
Khi áp lực càng tăng trong lòng luôn cảm thấy khó chịu, ngay cả lúc này cũng không ảnh hưởng gì đến việc bạn thử nghiệm phương pháp dưỡng sinh giơ chân.
Bởi vì nó có thể làm tiêu tan những khó chịu buồn phiền trong lòng, làm cho những thán khí bên trong cơ thể thoát ra ngoài. Từ đó làm giảm căng thẳng.
8. Cơ thể dẻo dai
Đừng vội đánh giá thấp phương pháp dưỡng sinh giơ chân. Phương pháp này có thể làm cho toàn bộ cơ bắp vận động và kéo căng cơ bắp. Từ đó đóng vai trò trong việc hình thành sự mềm dẻo cho cơ thể. Đối với những người muốn có một cơ thể tốt đều có thể thử nghiệm phương pháp này.
Phương pháp giơ chân đơn giản dễ học
Nằm thẳng trên giường. Giường không được quá mềm. Hai tay chồng lên nhau đặt nhẹ trên khu vực đan điền, hai chân khép lại.
Giơ chân hướng lên trời, sau đó giữ nguyên đùi ở tư thế đó, còn cẳng chân hạ xuống tạo thành một góc 90 độ với đùi, bàn chân hướng vào tường.
Giữ nguyên động tác này 15 phút.
Giữ nguyên động tác này 15 phút.
Chú ý: Trước và sau khi luyện tập động tác này, đều cần uống 300 ml nước ấm. Bình tĩnh, thư giãn, duy trì nhịp thở tự nhiên, không để tinh thần trong trạng thái kìm nén khó chịu. Dựa vào khí lực vùng đan điền và lực của eo lưng để hỗ trợ cho phần dưới của cơ thể đỡ bị mỏi.
Trên đây, chủ yếu là giới thiệu một số ảnh hưởng từ việc luyện tập động tác giơ chân mang lại cho cơ thể. Vì vậy có thể nói rằng đây là một phương pháp dưỡng sinh rất tốt. Không chỉ có thể rèn luyện thân thể mà còn có thể phòng tránh rất nhiều căn bệnh trên cơ thể. Bắt đầu từ hôm nay hãy bắt đầu kiên trì tập giơ chân, bạn nhé.
Theo Trí thức trẻ


                                https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgTyDd94CREKIFKaeDoYMvLuGcZbSx8m548j7g2zfY4nscQ2nYZr3WVz_tfII4I8-grGPPYae8f6dw9DmoDfCqpek8zvKOJp7ZSGeMu0nRpVFOvNFh-a_Yvy0K4ZYwIES-RpW_iK7Qx33I/s400/images.jpg

     DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE       
           VĂN PHÒNG 0906143408   

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Laundry Detergent Coupons